Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Thư Chân Hành Giả 12

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Tu Sĩ và những người khiêu khích Ngày 8 tháng 11, 1978 Davenport , California Sư Phụ Từ Giám, Cuộc sống của nguời xuất gia có một cái gì đó thật an toàn và viên mãn. Sau khi để lại sau lưng những tình cảm riêng tư cá nhân, nguời tu sĩ trở về ngôi nhà rộng lớn bao trùm cả thế giới. Bạn đồng hành của nguời xuất gia là chúng sanh khắp noi, chốn nuong tựa là trụ xứ an lạc với Đấng Vô Thượng Sĩ, Đức Phật, trí tuệ viên mãn và những vị giác ngộ trong Kinh điển, và các thành viên tăng đoàn vô ngã, thanh tinh phuớc điền. Còn có niềm hạnh phúc và an lac nào lớn hon điều này chăng? Vài tuần trruớc đây con chứng kiến một câu chuyện khá hay mà con xin gọi là “Tu sĩ và Nguời Quá Khích”. Khi chúng con đang lạy ngang Santa Cruz thì có một phóng viên của tờ báo truờng đại học cộng đồng tại điạ phuong đến phỏng vấn Thầy Hằng Châu. Cô ta tỏ ra quan tâm đến công việc và thệ nguyện của chúng con. Cô ấy ngạc nhiên khi biết tất cả những đồ dùng chúng con có đều là do sự cúng duờng thiện nguyện. Ngày hôm sau, sau giờ thọ trai, chúng con đang lạy dọc theo dòng suối Branciforte thì nguời phóng viên đó lạy xuất hiện, dáng vẽ hoi lúng túng và bối rối. Đi với cô ta là một nữ sinh viên khác với nét mặt khó chịu. Nguời phóng viên nói, "Tôi có một vài câu cần hỏi ông nhung cảm thấy hơi e ngại". Đó là những câu hỏi thuần về chính trị và kinh tế, lời lẻ có phần giận dử, hung hăn, đôi lúc sặc mùi đấu tranh. Hình như cô nữ phóng viên này đang bị các bạn cùng lớp chỉ trích và gây áp lực. Họ mạ lị Phật giáo nhu một thứ ký sinh trùng ăn bám, còn cái gọi là “tam bộ nhất bái” là một thứ trò chơi thuợng luu, chỉ thu hút và lợi ích đối với một nhóm nguời thiểu số da trắng giàu có, một thành phần elite nào đó trong xã hội. Nhưng những nguời quá khích này đa chọn lầm đối thủ. Những câu ứng đáp của Thầy Hằng Châu đa làm nhóm sinh viên này cứng miệng không nói nên lời: Cô phóng viên ngạc nhiên trong thích thú, còn nguời bạn khó chịu của cô thì cứng miệng ê chề. Thật ra Thầy Hằng Châu không phải là nguời khờ khạo, không hiểu biết gì về chính trị. Thầy là nguời từng trải với nhiều kinh nghiệm về trò chơi chính trị salon. Truớc khi xuất gia để thành tu sĩ, Thầy đang nghiên cứu cho một luận án tiến sĩ tại Đại Học Wisconsin trong phân khoa Lịch Sử, một viện nghiên cứu với những đòi hỏi khó khăn. Thầy đa truởng thành trong “khói lửa” chính trị của thập niên 60 đầy sôi nổi - một thời đại của xuống đuờng, của sự tụ tập biểu tình và tranh đấu bằng ý thức. Trên thực tế, vì sự cùng đuờng và những hạn vi hẹp hòi của các giải pháp chính trị đối với những vấn đề của thế giới, nó đa làm Thầy thất vọng, đã khiến Thầy đi tìm đến Phật Giáo. Nơi đây Thầy đã tìm thấy các cách giải quyết thật sự cho sự thống khổ mà mọi nguời đang chịu đựng. Thầy đã xuất gia để làm một vị tu sĩ tu học và thực hành Phật Pháp. Sau đây là những câu trả lời của nguời tu si đối với những câu hỏi khiêu khích cuả nhóm nguời cực đoan: H: Các thành viên của Hội Phật Giáo Trung Mỹ (Sino-American) thuộc chủng tộc và tầng lớp nào trong xã hội? Đ. Chúng tôi đến từ giai cấp của tất cả chúng sanh. Hội Phật Giáo Trung Mỹ thật sự có tánh cách quốc tế. Phật Pháp vuợt xuyên qua tất cả những phân chia về giai cấp xã hội, chủng tộc, giới tính tuổi tác, quốc gia, hoàn cảnh tôn giáo và kinh tế. Đây là một thứ ngôn ngữ tâm truyền tâm; là sự giáo hoá tất cả chúng sinh, giáo pháp của tâm. Đây là nguồn gốc vô giai cấp thực sự của con nguời. Không ai trong Hội Phật Giáo Trung Mỹ có lối suy nghi theo sự phân biệt này nữa. H. Làm sao trên thực tế ông có thể tránh đuợc “các thứ loại phân biệt" đó ? Đ. Tất cả đều do tâm tạo. Nếu bạn muốn nhìn thế gian qua sự giàu và nghèo, trắng và đen, có sở hữu hay không có sở hữu, thì thể giới sẽ là nhu vậy. Nhung nếu ban buớc 2 phân về bên trái hay 2 phân bên phải hoặc quay đầu ngoái nhìn thì thấy tất cả đều khác hẳn. Nếu bạn cởi mở để chấp nhận tất cả, nếu bạn xoay đầu hẳn lại, thì lúc đó là bạn đến với cái nhìn của Phật giáo. Phật Giáo là giáo pháp của tâm và tất cả các cảnh giới của tâm. Cả hai đều không có khởi thủy và không có kết thúc. H. Làm sao ông có thể cảm thấy thoải mái dư thì giờ đi làm cuộc hành hương như thế này trong khi những nguời thế giới thứ ba đang có những quan tâm khẩn thiết hơn, như là lo làm sao cho no bụng. Chuyến hành hương của ông chỉ có trong một quốc gia mà nơi đó ai cũng đuợc ăn no mặc đủ. Chỉ như vậy ông mới có thể ngồi không và nghĩ về sự hỷ lạc trừu tuợng. Đ. Những ai có hiểu biết về con nguời không khi nào cho rằng mối quan tâm duy nhất của con nguời là làm đầy bao tử. Đó chỉ là một nhãn hiệu rẽ tiền mà những kẻ quấy rối dùng để chỉ định cái mà họ gọi là “Thể Giới Thứ Ba” . Trên thực tế, nguời của “Thế Giới Thứ Ba” cung là con nguời, không phải là những cái miệng ăn hay bao tử . Họ suy nghĩ về sự sống chết, về việc họ đến từ đâu và sẽ đi về đâu. Tất cả mọi nguời đều nghi về điều này. Chúng tôi vừa mới trở về từ chuyến du hành Á Châu và chúng tôi đa thăm viếng những vùng nuớc đọng noi nguời thế giới thứ ba sinh sống. Những nguời ở noi đó đa đón nhận Phật Pháp rất nồng nhiệt, cũng mạnh mẽ và nhiệt tình như bất cứ noi nào trên nuớc Mỹ. Tại sao? Vì Phật Giáo là ngôn ngữ của tâm. Mọi nguời đều nhận ra nó. Nó vuợt lên các quan tâm đon giản nhu ăn no bụng. Phật Giáo là ngôi nhà nguyên thủy của chúng ta, những thứ còn lại chỉ là sự hời hợt bên ngoài. H. Làm sao ông có thể đóng góp vào sự sản xuất của thế giới? Sống nhu những ký sinh trùng mềm yếu trong một tu viện an toàn , các ông giúp nguời khác bằng cách nào? Đ. Những nguời tại Tu Viện Kim Sơn, Vạn Phật Thánh Thành, và tại Viện Dịch Kinh Quốc Tế đều quan tâm sâu xa đến những sự đau khổ của con nguời trên thế giới. Và chúng tôi tin rằng chúng tôi phải: Chân thật nhận lỗi mình, Không bàn luận lỗi lầm nguời . Lỗi nguời là lỗi mình, Đồng thế tức Đại Bi. Nhưng chúng tôi không chỉ nói suông. Do đó- chúng tôi mỗi ngày chỉ ăn một bữa. Một số thầy chỉ ăn một chén cơm một ngày. Vì sao? Vì có nhiều nguời trên thế giới không có đủ thức ăn để ăn mỗi ngày. Chúng tôi đóng góp vào sự sản xuất của thế giới bằng cách không tham lam và giảm bớt sự tiêu thụ của mình. Chúng tôi không xin bất cứ thứ gì. Tất cả những gì chúng tôi có và xử dụng đều từ việc cúng duờng tự nguyện. Chúng tôi không dùng tiền để mua thức ăn, chỉ dùng rau cải của các siêu thị vứt đi hoặc tự trồng trọt lấy. Chúng tôi sống bằng những thứ mà nuớc Mỹ vứt bỏ. Tiền bạc cúng duờng nào cung đều dùng để xây dựng đạo tràng và in sách, không ai có tài sản riêng cho mình, tất cả đều thuộc về tu viện. Chúng tôi không mua quần áo mà dùng lại những áo quần nguời khác không cần nữa. Chúng tôi không quan tâm về thời trang bề ngoài, cung không có giuờng nuớc trong chùa chúng tôi. Hầu hết những Tăng Ni và ngay cả nguời cư sĩ đều không ngủ nằm - họ ngồi ngủ trong tư thế thiền. Trong các tu viện của chúng tôi cũng không có mở lò suởi cho dù mùa nào đi nữa. Chúng tôi không làm các công chuyện chỉ vì danh vọng hay lợi ích riêng tư, cũng không sống cho đời sống cá nhân. Các vị Tăng Ni đều sống đời tịnh hạnh xa rời ái dục, họ tin vào việc dẹp trừ tất cả những dục vọng ích kỷ. Đây chính là cuộc cách mạng thật sự. Ba Đại Tông Chỉ của chúng tôi là: Dù rét chết, không phan duyên. Dù đói chết, không van nài. Dù nghèo chết, không cầu cạnh. Tùy theo nhân duyên, nhung không đổi chí huớng. Không đổi đạo phong, nhung vẫn thuận theo ngoại cảnh. Xả mình vì Phật sự. Cứu nguời là bổn phận. Sửa đời là việc Tăng. Hễ gặp việc gì thì thấu suốt việc ấy Hiểu đạo lý gì thì thực hiện đạo lý ấy Vậy mới truyền thừa mạch huyết Tổ su tâm truyền. Khi chúng ta thực hành theo những tông chỉ này thì ta mới thật sự giúp đỡ các chúng sanh và Thế Giới Thứ Ba. Giải pháp cho sự đau khổ của thế giới không chỉ đơn thuần là cho họ những gì Hoa Kỳ có, mà đúng ra chúng ta phải chuyến cái phuớc báo dồi dào của mình thành công đức qua việc nỗ lực dụng công và tu hành trong tự tánh của chúng ta. Có câu nói: Thọ khổ thì hết khổ, Huởng phuớc thì hết phuớc Theo Phật Pháp, lý do thế giới ngày nay rối loạn là vì tâm chúng ta nổi loạn. Nếu chúng ta muốn “trị quốc, bình thiên hạ“, thì truớc tiên ta phải biết thanh tịnh tâm của chúng ta. Là Phật tử, chúng tôi không nói suông, không chỉ bảo nguời khác, mà phải tự mình tu tâm duỡng tánh, tu hành thanh tịnh. Tất cả các vấn đề trên thế giới đều do sự ích kỷ và lòng tham muốn làm lợi cho riêng mình. Vì vậy trọng tâm của Phật Giáo là dạy chúng ta không còn bản ngã. ”Bây giờ nếu bạn không còn câu hỏi nào nữa thì tôi sẽ trở lại tiếp tục công với việc bái lạy của tôi.”. Thầy Hằng Châu nói nhu thế và chấm dứt cuộc phỏng vấn. Bằng cách đó, họ huớng về các đạo lý chân thật và đi vào chốn thâm sâu không có tranh cãi. Kinh Hoa Nghiêm (Avatamsaka) Phần II:  Vào một buổi trưa Chủ Nhật, Thầy Hằng Triều kể cho con nghe về câu chuyện thầy gặp gỡ những người sinh viên. Thầy nói, “Tôi đã có suy nghĩ về các câu trả lời của tôi và tôi đáng lẽ tôi còn nói thêm nữa nhưng không có thời gian hay nơi chốn thuận tiện để trình bày cặn kẽ. Tôi sẽ nói về đạo lý từ bi và nhân quả. Hai đạo lý này thật sự mở rộng tâm trí tôi ra khỏi tầm nhìn duy vật và phân chia chính trị. Trước đây, cách suy nghĩ của tôi rất thiển cận. Chỉ là thuần túy tri thức. Quan điểm duy vật chỉ là một chiều, nó chia rẽ thế giới, nó dựa trên đấu tranh. Tư bản hay Cộng Sản chỉ như là hai mặt của đồng xu, không lối thoát. Không có tấm lòng ở đó. Con người không đơn thuần chỉ là miệng và bao tử và lòng tham giàu sang. Mà về bản thể , chúng ta là những sinh vật có tâm linh. “Điều này đã làm tôi thay đổi ý kiến. Tôi nhìn sâu vào tâm mình và ý thức rằng trong đó còn có nhiều thứ hơn là chỉ ý muốn làm lợi cho chính mình. Làm sao tôi có thể cho rằng tất cả chỉ có chừng đó trong những người khác? Phật Giáo dựa trên từ, bi, hỷ, xả. Phật Giáo bao gồm tất cả mọi người, không loại trừ một ai. Đại bi tâm thì cao cả và bao la, còn đại phân chia thì nhỏ mọn và đầy thù hận. Và mọi người đều có Phật tánh." Thầy chúng ta đã nói gì về giai cấp? Ngài nói: Tất cả chúng sinh là gia đình tôi, Toàn vũ trụ là thân tôi. Hư không là trường tôi, Vô hình là tên tôi. Từ, bi, hỷ, xả là dụng của tôi. "Sau khi nghe chân lý này, còn ai có thể thoả mãn về đấu tranh giai cấp và giặt áo quần dơ của người khác?”, Thầy Hằng Triều hỏi. "Bây giờ tôi hiểu rằng nhân quả định đoạt thế giới của chúng ta đang sống. Nếu chúng ta phung phí phước và không tu công đức, thì cho dù chúng ta đang giàu có, chúng ta sẽ mất sự giàu có đó ngay trong chính cuộc đời này. Nếu không làm gì cả ngoài việc tiêu hết phước báu và chạy theo lòng tham lam, thì trong kiếp kế tiếp chắc chắn là bị thiếu thốn. Nói một cách khác, trong đời này người ta bị lâm vào cảnh nghèo khó vì trong quá khứ họ đã ăn cắp, phí phạm tài nguyên, bần tiện và không thành thật. Đây là những điều đang thật sự diễn tiến bên dưới bề mặt thế giới vật chất." Thầy Hằng Triều nói, “Thật không khó để nhìn xa hơn quan điểm thuần túy chính trị của những người trí thức. Quan điểm đó không có tấm lòng. Bên trong lại có thái đó thật kiêu ngạo và trịch thượng đối với người khác. Điều căn bản cho rằng người nghèo thi khổ hơn ngườI có tiền, và sẽ không hạnh phúc cho đến khi người nghèo có những gì mà người giàu có sở hữu và mong muốn. Nếu nhìn thế giới bằng cách đó, thì nó là như thế: một sự trộn lộn xen lẫn giữa tham lam và tội lỗi. Nếu người của Thế Giới Thứ Ba không muốn những gì chúng ta đang có, thì việc đó làm chúng ta cảm thấy như thế nào về sự dư thừa của chúng ta? Có phải có 2 chiếc xe và một cái TV màu và một đời sống sung túc thực sự là phần chia sẻ đúng của chúng ta hay không?" “Tôi đã từng nghe nhiều ngườI ở Á Châu, nhất là những bậc cao niên, nói rằng khi quốc gia của họ hiện đại hóa và dân chúng dời đến gần hơn cá thành phố lớn, họ đều bị nhiều căng thẳng hơn vì cuộc sống ít đơn giản hơn. Không còn có thì giờ để tận hưởng đời sống nữa. Điều mà mọi người chỉ biết là chạy theo đồng tiền, tham muốn chồng chất và khi đó những vật chất giản dị, những tư tưởn đơn giản không làm người ta thỏa mãn nữa. Gia đình bắt đầu đổ vỡ, trở thành nhức đầu và vấn nạn gia tăng liền khi cái văn hoá của Thế Giới Thứ Nhất được nhập cảng vào." Thầy Hằng Triều nói, “Thêm nữa, Phật pháp trực diện với những vấn đề trọng đại như sinh tử và đau khổ. Người nghèo ấp ủ Phật Pháp vì họ nhìn thấy rất gần cái rỗng không của cuộc đời và cái đau khổ chung của nhân loại. Họ không bị làm êm ái đối với những điều này như cách của "phần nữa kia tốt đẹp hơn" đang ”bị”. "Điểm chuyển biến của sự gặp gỡ với những sinh viên này xảy đến khi tôi giải thích sự tu hành thật sự của những thành viên của Hội Phật Giáo Trung Mỹ. Trước đó những người phỏng vấn tôi cho rằng chúng ta cũng chỉ là những sinh viên, mặc y phục ngộ nghĩnh và đang chơi cùng trò chơi chính trị giống họ,. Họ cho rằng chúng ta cùng ăn thức ăn giống họ, cùng nghe nhạc giống họ và cùng khiêu vũ những nhịp điệu giống họ. Khi họ nghe về cách tu khổ hạnh của Cuộc cách mạng Phật Pháp của Hội Phật Giáo Trung Mỹ, cuộc đối thoại nhanh chóng trở thành rất chân thực. Đại bi là một tấm lòng tuyệt diệu như thế đó. Hễ bạn bao dung chứa nạp hết tất cả chúng sinh thay vì phân chia, thì sự phân chia và kỳ thị sẽ khô héo đi.”. Thầy Hằng Triều nói, "Như Sư Phụ có nói với chúng ta ở thành phố Los Angeles, một khi bạn nắm được các đạo lý căn bản của Phật Giáo, thì lúc đó không ai mà bạn không thắng được khi tranh luận. Còn ai có thể từ chối không chịu đứng bên trong ánh sáng an bình và hạnh phúc của Đức Phật? Phật pháp là thật sự cao thượng nhất trong tất cả các giáo pháp. Phật pháp không có ngụy biện, nó vượt xa ngôn ngữ và tư duy. Nó thật không thể nghĩ bàn!”. Đệ Tử Quả Chân (Hằng Thật) kính lễ ********* Đừng khóc, hãy chết đi! Ngày 13 tháng 11, 1978 Scott Creek, California Sư Phụ từ giám, Hôm nay Sư Phụ đi cùng một chiếc xe chở những huynh đệ có đôi mắt sáng đến từ Vạn Phật Thành, mang cho hai vị tăng đang bái lạy “một ít xăng” như lời Sư Phụ nói. Làm thế nào mà chúng con lại hết nhiên liệu? Con cạn nhiên liệu vì nhìn phụ nữ. Rồi con bị nhuốm bệnh. Khi Sư Phụ bước xuống từ chiếc xe buýt rồng vàng (*), ngài bắt đầu quét sạch mọi chướng ngại và phiền não của chúng con. Sư Phụ nói: “Thầy nghe Quả Chân nói rằng con bị bệnh. Thầy hỏi y xem con đã chết chưa. Y nói con chưa chết. Vì con vẫn chưa chết nên Thầy tới gặp con. Nếu con chết rồi thì Thầy không tới nữa. Con hiểu không?” Những câu nói kỳ lạ của Sư Phụ đi thẳng vào tim con. Cuối cùng, con cũng đã hiểu. Đây là toàn bộ câu chuyện: Lẽ ra con nên xuất gia ngay từ lần đầu tới Tu viện Kim Sơn gần 3 năm về trước. Con đã trờ về ngôi nhà thực sự của mình và biết rằng mình thuộc về nơi này. Nhưng con đã không thể buông bỏ ham muốn vị kỷ của mình. Vì thế con đã quay lưng lại với Giác ngộ và quay về bụi trần. Khi là người thế tục, sự thanh tịnh cùng hạnh phúc mà con kinh nghiệm được khi ở tu viện Kim Sơn mau chóng tan biến mỗi khi con trở về nhà. Chẳng bao lâu sau con luôn bị phiền não và tán loạn, con đã cố gắng làm như một người tu Đạo tại gia. Con cố gắng tu Đạo và lãng mạn cùng một lúc. Chỉ vô dụng! Vào lúc cơn khủng hoảng nội tâm tự mình gây ra này lên đến tột đỉnh khi bạn gái con dọa bỏ đi, con đã gọi cho Sư Phụ, mong nhận được sự cảm thông. Sư phụ đã không phí lời hay bày tỏ những cảm xúc giả tạo, nói rằng “Vậy sao? Vậy là cô ta đi. Tốt lắm! Đâu có ai chết đâu! Phải không? Đừng khởi vọng tưởng hay chấp trước!”. Sư phụ cảnh cáo con phải thận trọng và hành xử cho đúng đạo. Con đã không nghe theo. Con không thể đoạn dục nên mọi thứ mới trở nên tồi tệ và cơn “bệnh” làm kiệt quệ sức mạnh tâm linh của con. Lúc con xuất gia, Sư Phụ từng nhấn mạnh, “Thầy tin rằng con có thể xuất gia tu đạo bởi vì con đã buông bỏ bạn gái rồi. Hãy tinh tấn!” Sau đó Sư Phụ nói với các tu sĩ có mặt tại đó một cách thân tình và từ bi: “Quý vị không thể tùy tiện hay cẩu thả, đặc biệt là bây giờ trên nước Mỹ. Đây là cách duy nhất Phật Giáo sẽ được kiến lập tại phương Tây. Quan trọng nhất là đừng dính mắc với nữ giới... đó là tấm gương quan trọng nhất để quý vị chứng tỏ với nước Mỹ. Quý vị không thể quá gần hoặc quá xa nữ giới, làm vậy đều là sai lầm! Tất cả quý vị đều là bảo vật quý giá của tôi. Tôi sẽ không bán bất kỳ ai. Đừng để lãng phí kho tàng quang minh (quang minh tạng) của mình!” Con có hiểu không? Không! Vào lúc bắt đầu cuộc hành hương lễ lạy, vọng tưởng về nữ giới đã gây ra cho con cơ man nào là rắc rối. Ác mộng và ma quỷ, khí hậu khắc nghiệt và những cuộc tranh cãi, tất cả đều do cái “mao bệnh” (thói xấu) này của con, con tin là như vậy. Chẳng hạn, tại Santa Barbara, trong khi vọng tưởng về người bạn gái cũ khởi lên, một trái chanh bay ra từ một xe rác chạy ngang qua và trúng vào hàm con, khiến con khụy xuống. Con tự nhủ, “Chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên mà thôi! Nếu thực sự nó trúng vào mình vì tâm mình nghĩ đến phụ nữ, thì nếu mình tiếp tục nhất định chuyện đó sẽ xảy ra lần nữa.” Vì vậy con tiếp tục tự hỏi liệu bạn gái cũ của con đã có người đàn ông khác chưa và VỤT! Lại một trái chanh nữa trúng ngay vào lưng con, khiến con gục ngã lần nữa! Sau này Sư Phụ nói “Những trái chanh chua đó đến từ suy nghĩ chua chát của con về bạn gái. Giờ thì con biết rằng vọng tưởng của mình là không tốt, đừng làm vậy thêm một lần nào nữa”. Con có hiểu không? Không! Ở Mã Lai, con đã không thể điều phục được đôi mắt hay ý nghĩ của mình, và bị điên đảo. Nhưng lần này nhiên liệu công đức dự trữ của con đã cạn kiệt. Con bị bệnh nặng vì đã phân tán hết năng lượng của mình vào việc khởi vọng tưởng về nữ giới, con gần như chết. Sư Phụ đã cứu mạng con và mang con trở về từ tay Diêm vương. Lúc nằm liệt giường ở Malacca, chưa bao giờ con thấy rõ ràng đến thế, kể cả lúc mơ lẫn khi tỉnh, rằng sắc dục chính là cội gốc của sanh tử. Sư Phụ đến bên giường con, xoa đầu con và tụng chú vào những lúc nghịêm trọng, xua tan cơn sốt và thanh lọc độc tố. Mọi lúc ngài đều mỉm cười và hỏi “Tốt, tốt. Con chết chưa? Con sẽ chết hả?” Tại Singapore và Hồng Kông, nhân quả vọng tưởng của con và việc con bị bệnh thật kỳ lạ và không thể chối bỏ được. Chưa đầy một giờ sau khi con động tâm là con lại bị bệnh. Sư Phụ vẫn nói: “Bênh nữa hả? Tốt. Thầy hy vọng con mau chết.” Con có hiểu không? Con nghĩ là có. Nhưng tập khí của con thì ngoan cố và sự ngu si của con thì sâu dày. Con nguyện sẽ vĩnh viễn không bao giờ theo đuổi hình sắc đẹp đẽ nữa. Khi chúng con trở về Mỹ, thầy Hằng Thật và con bắt đầu tiếp tục lạy gần thành phố Santa Cruz. Chúng con vào thị trấn để liên lạc với cảnh sát và thông báo với họ về cuộc hành trình của mình. Ngạc nhiên quá! Người cảnh sát là một phụ nữ. Con bị động tâm và bắt đầu mỉm cười, và nói huyên thuyên với cô ta trong khi làm công việc. Tối đó con lại bị bệnh. Hoặc là tâm trí dành cho phụ nữ của con sẽ chết hoặc con sẽ chết. Bây giờ thì thật rõ ràng đối với con, mọi tham dục đều khởi nguồn từ sắc dục. Chạy ra ngoài tự tánh của mình và tìm cầu bất cứ thứ gì đều là Chết – một cái chết từ từ của lậu hoặc. Thật vậy, công đức và trí huệ của bổn tánh bị rỉ dần cho đến khi Pháp bảo sáng ngời chỉ còn lại là đống phân chó. Giống như Kinh Hoa Nghiêm có nói: Lại các chúng sanh bị lưới ái vấn, lọng si che, mà nhiễm trước cõi hữu lậu theo mãi không rời bỏ, vào trong lồng củi khổ não, thật hành nghiệp ma, phước trí đều hết thường ôm lòng nghi hoặc, chẳng thấy chỗ an ổn, chẳng biết đạo xuất ly, ở trong sanh tử luân hồi mãi, luôn bị ngập chìm trong khổ bùn lầy. Trong lúc từ từ bình phục ở phía băng sau của chiếc xe Plymouth, con có rất nhiều thời giờ để quán chiếu về “bệnh” của mình và suy nghĩ làm sao để khỏe lại. Những gì con cho là hạnh phúc của thế gian thực ra là khổ đau; và thứ mà con từng nghĩ là khổ đau (tu hành) thực ra lại là hạnh phúc. Sự việc không luôn luôn đúng như mới thoạt nhìn. Vì thế Kinh nói: Chẳng phải vì tự thân mà con cầu đạo Vô thượng. Cũng chẳng phải vì cầu hưởng phước lạc trong ba cõi mà con tu Bồ đề hạnh. Tại sao vậy? Vì phước lạc thế gian không gì chẳng phải là khổ... Kinh Hoa Nghiêm Phẩm Thập Hồi Hướng Đó quả là những lời trực chỉ! Trong tim con, có những thứ không lời nào có thể diễn đạt được, bây giờ con biết nó là như thế, là những gì Sư Phụ muốn nói khi hỏi khi nào con “chết”. Lời của ngài chứa đầy từ bi và trí huệ. Chính cái vọng tưởng chạy ra ngoài đuổi theo ái dục phải chết để chữa trị căn bệnh sanh tử. Lời của Sư Phụ là liều thuốc hay nhất! “Khi cái tâm hướng về nữ giới của con chết rồi, con có thể tự do. Nếu con không thể giết nó thì con sẽ mãi bị giam hãm trong lồng. Con có hiểu không?” Con đáp: “Có thưa Sư Phụ. Con đã cố gắng, nhưng con hầu như không thể buông bỏ.” Sư Phụ nói với một nụ cười từ ái: “Thầy là một người thầy dở. Thầy không thể giáo hóa đệ tử của mình. Tất cả những gì Thầy có thể làm là nói ra những điều xui xẻo và nói mong họ sẽ chết”. Con viết ra để kể lại toàn bộ câu chuyện, nhờ đó sẽ không có ai nghĩ rằng những lời của Sư Phụ là không cát tường. Con cũng là một đệ tử dở. Ngay cả sau khi được Sư Phụ cứu mạng, con cũng không thể lo liệu để “chết”. Cho nên, Sư Phụ và tất cả huynh đệ của con đã bất chấp giá lạnh và mưa gió để mang đến cho những tu sĩ đang bái lạy một ít “xăng”. Khi mọi người lên xe, Sư Phụ cười và nói: “Hãy cố gắng hết sức mình”. Một cơn bão đang tụ lại bỗng nhiên tan biến và mặt trời chiếu rọi chúng con. Con đã rất cảm kích và muốn khóc. Thực sự tất cả chúng ta đang nhất tâm đảnh lễ Vạn Phật Thành! Rồi con nảy ra một ý nghĩ: “Hãy cố hết sức, Quả Đình. Đừng khóc, hãy chết đi!”. Giống như Tổ Bồ Đề Đạt Ma giải thoát chú chim trong lồng, Sư Phụ đã chỉ cách cho con thoát khỏi lồng. Nhưng do lầm lầm những thứ trước mắt, con đã bay trở lại vì lầm tưởng cái lồng là lâu đài. Không còn nữa. Khởi đầu của sự trở về với sức khỏe là biết rằng mình bị bệnh. Để tái sanh vào Đạo, người ta phải chết đối với thế gian.   An lành trong đạo, Đệ tử Quả Đình (Hằng Triều) cung kính đảnh lễ   Ghi chú: (*) Xe buýt của Chùa màu vàng có vẽ hình rồng.

Không có nhận xét nào: