Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

TAM BỘ NHẤT BÁI CẦU HÒA BÌNH THẾ GIỚI

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.
Ngày xưa những bậc Tiền Bối Thánh Hiền tại các nướcĐông Phương thường biểu hiện sự nguyện cầu thành kính của mình qua những nghi thức gian khổ như "Tam bộ nhất bái" (đi ba bước lạy một lạy). Ngày nay chúng ta đang ở vào thế kỷ hiện đại, đầy dẫy vật chất dục lạc, thế mà lại xuất hiện những tâm hồn cao thượng hiếm hoi, đã quan tâm đến vận mạng chúng sanh, không quản ngại khó nhọc, học theo hạnh người xưa thực hiện theo nghi lễ ba bước một lạy hầu cầu nguyện cho thế giới hòa bình. Vào những năm chiến tranh bùng nổ, nhiều dân tộc trên thế giới đã phải chịu nhiều cảnh ly tan tử biệt. Việt Nam mt quốc gia nhỏ bé cũng không tránh khỏi cảnh loạn lạc lầm than, khiến dư luận xôn xao một thời. Trong những lúc khổ đau cùng đường tuyệt vọng, tinh thần sa sút, người ta chỉ còn một cách duy nhất là cầu nguyện. Đây cũng là lúc lòng tín ngưỡng tôn giáo của mọi người được phát triển một cách mạnh mẽ . Qua tập truyện hồi ký sinh động nầy, độc giả sẽ cùng hai vị Sư người Mỹ, đệ tử của một Hòa Thượng Trung Hoa là Ngài Tuyên Hóa, thực hành một chuyến bái hương 10 tháng từ San Francisco đến Seattle. Một Thầy phát nguyện đi ba bước một lạy, để cầu nguyện cho hòa bình thế giới, một Thầy phát tâm đi theo hộ trì. Trên khoảng đường hơn một ngàn dặm, quý vị cùng chia sẻ với hai Thầy những đêm đen gió rét, những mưa bão hiểm nguy, hay những trưa hè oi bức, những lời chọc phá, và cũng sẽ thông cảm với những lúc tâm tư phiền não khởi lên từ những tập khí phàm tình. Cho thấy rằng dù phải đối diện với bao thử thách khó khăn, nhưng hai Thầy cũng vẫn dũng mãnh quyết tâm hoàn thành ý nguyện. Hai Thầy đã không quản ngại bao cực khổ, biết nhận khuyết điểm bản thân, và không hề lung lạc bởi những lời chỉ trích phản đối, hay những thuyết phục chuyển đạo. Chuyến bái hương nầy đã nói lên lập trường cứng rắn, và tinh thần tu tập sửa đổi theo chánh đạo của hai Thầy. Ôi! Cả hai nghĩa cử thật đáng quý, thật cao thượng biết bao! Những việc mà chúng ta còn không dám nghĩ đến huống chi là ra công thực hiện. Chúng ta còn cảm nhận được lòng từ kính, giáo dưỡng chân chánh tu hành của một bậc làm Thầy đã tận tụy tâm sức, khuyến khích, dẫn dắt đám đệ tử cho đến khi viên thành ước nguyện. Ngoài ra chúng ta cũng khó quên những kỷ niệm răn nhắc thâm trầm đượm đầy tình nghĩa thầy trò. Nhờ ảnh hưởng đức hạnh của Ngài mà tánh tình các đệ tử Mỹ cũng thay đổi trong sự kính phục sâu xa. Tam Bộ Nhất Bái được diễn tả qua lối thiền quán, phương pháp dụng công của hành giả, hầu dẹp tan mọi vọng tưởng, để nhất tâm chí thành cầu nguyện cho thế giới bình an. Thật lý thú để biết các phản ứng của mọi người khi chứng kiến việc cầu nguyện - ba bước một lạy - một hành động rất đổi xa lạ đối với dân Tây phương trên xứ Mỹ nầy. http://www.dharmasite.net/TamBoNhatBai.htm Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket HÒA THƯỢNG HƯ VÂN VÀ HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA
_________________ LỜI CĂN DẶN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA TRONG THỜI MẠT PHÁP , THIÊN MA NGOẠI ĐẠO LY MỴ VỌNG LƯƠNG SƠN YÊU THỦY QUÁI SỢ NHẤT LÀ CHÚ LĂNG NGHIÊM VÌ CHÚ LĂNG NGHIÊM CÓ CÔNG NĂNG PHÁ TÀ HIỂN CHÁNH , KINH LĂNG NGHIÊM LÀ MỘT BỘ KINH CỐT TỦY CỦA PHẬT GIÁO ! http://www.chuavanphat.org PHẬT PHÁP KHÔNG CÓ LĂNG NGHIÊM , PHẬT PHÁP DIỆT , CHO NÊN PHƯƠNG PHÁP TỐT NHẤT ĐỂ HỘ TRÌ CHÁNH PHÁP TRONG THỜI MẠT PHÁP LÀ HỌC THUỘC KINH LĂNG NGHIÊM CHO NHUẦN NHUYỂN ( XUẤT GIA LẪN TẠI GIA) KHÔNG CÓ CHÚ NÀO LINH NGHIỆM BẰNG CHÚ LĂNG NGHIÊM , KHÔNG CÓ KINH NÀO CHÂN CHÍNH HƠN KINH LĂNG NGHIÊM...............
Cuối năm 1973, do nhiều nhân duyên đưa đến khiến tôi quyết định thực hiện một chuyến bái hương. Phần vì trước đây tôi được nghe câu chuyện của một lão Thiền sư Trung Hoa, Hòa Thượng Hư Vân, người đã trải qua chuyến bái hương bằng đường bộ xuyên ngang lục địa Trung Quốc vào khoảng cuối thế kỷ 20. Trong khi đi, cứ mỗi ba bước Ngài cúi đầu sát đất lạy một lạy và cứ thế kéo dài trong suốt sáu năm trời. Kết quả là Ngài đã Tam Bộ Nhất Bái tổng cộng được ba ngàn dặm đường (tức là hơn bốn ngàn tám trăm kí-lô-mét). Nếu so ra thì bằng khoảng chiều ngang của Trung Quốc. Trong suốt cuộc hành trình nầy, Ngài đã phải đương đầu với bao thử thách khó khăn, cũng như phải cam chịu những cảnh khổ sở vì đói khát và lạnh lẽo, nhưng Ngài không bao giờ thối chí. Cuối cùng Ngài đạt đến cảnh giới "nhất tâm." Nghĩa là Ngài có thể làm dừng lại tất cả những vọng tưởng lăng xăng, và cảm được tâm tĩnh lặng sáng suốt mà trước đây Ngài chưa bao giờ chiêm nghiệm được. Chuyến bái hương nầy cũng đã ảnh hưởng thật sâu sắc đối với những người Ngài đã gặp. Câu chuyện về cuộc hành trình của lão Hòa Thượng Hư Vân là mối duyên khởi tiếp tục nẩy nở trong tôi. Tôi lại sẵn có bản tánh ưa thích mạo hiểm, cho nên sau nhiều năm làm cư sĩ rồi xuất gia ở một tu viện Phật Giáo, tôi cảm thấy đã đến lúc sẵn sàng để làm một chuyện thay đổi nho nhỏ. Cho nên kể từ đó, tôi bắt đầu có ý nghĩ thực hiện một chuyến bái hương ngay nơi nước Mỹ. Lịch sử thế giới có ghi lại rất nhiều chuyến hành hương về tôn giáo. Hầu hết sự phát khởi của những chuyến đi nầy là vì đương thời đang có nhiều cuộc đấu tranh và tình trạng đạo đức đang bị suy đồi, nên con người tìm cách để biểu lộ tư tưởng, để diễn tả lòng tín ngưỡng của họ. Rồi có những vị dần dần đạt đến sự an lạc và tỉnh giác, họ tìm cách chia sẻ những kinh nghiệm đó với nhân loại. Vì vậy, khắp trên thế giới đã có vô số chuyến hành hương: bằng ngựa, đường bộ, hay bằng xe buýt, gồm từng nhóm đông hoặc từng cá nhân. Tôi cảm thấy hoàn cảnh đã đến lúc chín muồi, và đây là dịp để tôi góp phần vào một đại nhân duyên: Cầu cho thế giới hòa bình. Đây cũng là cơ hội thật tốt khiến tôi tăng tiến trên đường tu tập Phật Pháp. Vì trong lúc thân quỳ lạy trên đường cầu nguyện cho thế giới hòa bình, tâm tôi cũng nguyện luôn cố gắng giữ vững hạnh Lục Độ của Bồ Tát: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định và Trí huệ. Càng nghĩ, tôi càng quyết tâm hơn. Tôi không nói cho ai biết về quyết định chuyến lễ bái nầy, vì nghĩ việc nầy chẳng có dính líu với ai hết thì cần gì phải nói chứ? Cho đến ngay cả Sư Phụ tôi cũng không thưa qua. Rồi khoảng đầu tháng mười, vào một đêm khi mọi người đã yên giấc, tôi chuẩn bị túi hành trang gồm vài cuốn sách, thức ăn, quần áo và bắt đầu lạy từ cửa chùa ra ngoài, dọc theo con đường 15, cách lề đường khoảng một tấc. Tôi bước ba bước dài rồi cúi quỳ đặt hai tay và đầu sát đất. Lúc bấy giờ trời thật tối, nền đường xi măng thật lạnh, đường phố lại vắng tanh, khiến tôi cảm thấy hơi kỳ hoặc. Túi hành trang nặng khoảng ba chục pound (hơn 13 ký rưỡi) lại là vấn đề trở ngại, vì cứ đến mỗi bước thứ ba là tôi phải liệng nó ra phía trước thì mới có thể cúi lạy xuống được. Tuy nhiên với cách lạy nầy khiến tôi hăng hái vô cùng, vì đây là một cuộc luyện tập quá sức tưởng tượng. Tôi lạy đều đặn để tiến nhanh trên quảng đường và cũng để có thêm kinh nghiệm càng nhiều càng tốt trước khi trời sáng. Lạy được một lúc, các động tác hình như đã thuần thục, nhưng trong thâm tâm thì còn đầy những ý nghĩ lảng vảng như: "Trời ơi! Trong đời mình đã từng làm những chuyện lạ đời khó giải thích, nhưng lần nầy mới thật là gay go nhất." .... http://www.dharmasite.net/TamBoNhatBai.htm THẦY ĐI TAM BỘ NHẤT BÁI Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket Photobucket

Không có nhận xét nào: