Thứ Sáu, 14 tháng 8, 2009

Thư Chân Hành Giả 10 =

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. [b]Làm thế nào ông có thể đi sai được?[/b] Ngày 18 tháng 5 năm 1978. Sư Phụ từ giám, Sư Phụ thường dạy chúng con: [b]"Mọi thứ đều thuyết pháp."[/b] Trong trường hợp này, ngay cả [b]những kẻ trộm cũng trở thành những thiện tri thức giúp phá tan chấp trước của chúng con. Lời khai thị của Sư Phụ tại Chùa Kim Luân rất rõ ràng: "Nếu quý vị không làm tốt việc buông bỏ vọng tưởng những pháp thế gian hàng ngày như thức ăn, áo quần, ngủ nghỉ, thì sự dụng công của quý vị sẽ không giúp ích gì trên đường Ðạo. Hãy tu hành từ những gì gần gũi, hãy tu hành những điều căn bản. Hãy nhẫn chịu những gì không nhẫn chịu nổi."[/b] Thực tế,[b] con chưa dụng công đúng mức để buông xả những vọng tưởng căn bản của con. Con thường dán mắt vào những pháp cao thâm xa vời, và trượt té về những việc hằng ngày mà con luôn cho là điều đương nhiên.[/b] Như vậy trong xe bị lấy cắp những gì? Một phần ba thức ăn của chúng con, mấy bình bát, một đồng hồ báo thức, và quần áo. Vi diệu thay nếu không làm tốt việc niệm kinh của chính mình thì thiện tri thức sẽ xuất hiện để chỉ rõ những khuyết điểm và chấp trước của mình. Hiển nhiên, việc dụng công trước hết phải áp dụng vào những sinh hoạt bình thường hằng ngày: "Tâm bình thường là Ðạo. Trực tâm là đạo tràng." Như lời của Quốc-Sư Thanh-Lương: [b]"Chân, vọng kết hợp lẫn nhau. Chính tâm phàm thấy tâm Phật. Tu cả lý và sự, dựa trên trí huệ căn bản để cầu trí huệ Phật."[/b] [b]Kinh Hoa-Nghiêm - Phần Tựa[/b] Con nhớ lúc nhỏ thường thích gần gũi những người đàm luận chân lý. Họ là những người thực sự là "người lớn" trưởng thành hiểu luật lệ, và họ xây dựng hành vi hàng ngày trên nền tảng chân lý kiên cố. Ðiều con thích nhất trong Phật Pháp là mọi người đều đáp ứng với sự thật của Phật Pháp. Mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xã hội đều nghe Phật Pháp trong tận cùng đáy tim của họ. Và Phật pháp không bao giờ không làm hiển lộ phần tốt đẹp nhất trong chúng ta. Cư sĩ Quả Trần xuống đây hôm qua, thuật ngắn gọn việc khám phá Phật Pháp của ông và Phật Pháp có ý nghiã gì đối với ông ta. Quả Trần quy y Tam-Bảo trong ngày sinh nhật của Sư Phụ tại Vạn Phật Thành, thọ giới cư sĩ vào dịp Phật-đản tuần trước. Ông nói: "Cuối cùng, tôi cảm giác rằng mình đang ở tại nhà. Trên nền trời xanh, tôi thấy vầng cầu vồng ngũ sắc đẹp chưa từng thấy. Và ông biết còn gì nữa không? Tôi thấy một hũ vàng ngay phía cuối của cầu vồng, ngay chỗ chúng tôi đứng tại Vạn Phật Thành." Quả Trần giải thích:[b] "Trước khi gặp Sư Phụ và đạo Phật, mọi việc đều làm tôi chán nản. Cuộc đời là một chuỗi dài thất vọng. Tôi thực hiện một dự án nào đó thành công đến cuối nhưng rồi lại thấy mình không đi đến đâu cả. Sau này, sau khi nghe Sư Phụ thuyết pháp rồi tôi nhìn lại chính mình, đột nhiên nhận thức rằng cuộc đời mình không phải là cuối cùng chẳng có giá trị gì cả. Tôi có một vai trò phải làm - [color=#0040FF]chỉ có việc giữ giới là đại sự.[/color] Thêm nữa, nhìn lại tất cả vấn đề, tôi thấy rằng[color=#0040FF] mọi vấn đề việc tôi phải đối diện đều phát sinh từ tâm tôi. [/color]Các câu trả lời cho những vấn đề đó cũng phát sinh từ cùng chỗ đó!"[/b] Quả Trần lo lắng là cha mẹ ông ta sẽ khó mà chấp nhận con là một thành phần của một tôn giáo xa lạ. [b]Thầy Hằng Triều nói: "Hãy rất kiên nhẫn đối với cha mẹ của ông. Ðừng tìm cách thuyết phục họ. Ðừng nói ngay cả việc thay đổi của ông. Chỉ giữ giới thật cẩn mật. Ông sẽ được cảm ứng tùy theo sự thành tâm của ông. Giới luật quét dọn tâm một cách tự nhiên và giúp chúng ta hướng thiện. Cha mẹ ông muốn ông được hạnh phúc an lạc, khi họ thấy ông mỗi ngày càng thanh tịnh và sáng hơn, thì tự nhiên họ sẽ tự nhận ra chân lý Phật Pháp. [/b]Trên hết là [b]đừng có sự ép buộc nào cả và đừng nóng giận! Ðiều này rất quan trọng. Sau đó, ông đừng giết hại, không dùng ma túy hay rượu, thì ông sẽ rất hạnh phúc. Làm thế nào ông có thể đi sai được?"[/b] Mỗi lần nhìn một bạn đạo đệ tử của Sư Phụ, con đều nhận thấy đặc điểm ánh sáng và sự thiện lành chiếu phát từ đôi mắt cùng trái tim của họ. Điều này khiến chúng con thật vui mừng được làm việc trong đạo pháp và cố gằng hết sức mình để "từng bước, từng bước, đi lần đến điều thiện." Ðệ tử Quả Chân đảnh lễ. ******* [b]Tôi có thể nghiền ngẫm một câu kệ trong nhiều tuần[/b] 140 dặm hướng nam San Francisco, xa lộ số 1, chủ nhật, ngày 18 tháng 6 năm 1978. Sư Phụ từ giám, [b]Kinh Hoa-Nghiêm thât tuyệt diệu, là người hướng dẫn toàn mỹ và là ngọn đèn chiếu sáng mọi cảnh giới tâm mà chúng con kinh nghiệm.[/b] Hơn nữa, Kinh này còn là [b]cẩm nang chỉ dẫn làm thế nào để sống còn trên đường lộ.[/b] Đối với mỗi thứ xuất hiện,[b] từ những con dã thú đến những lần hư xe, chúng con đều quay về Kinh để tìm câu trả lời. Những ai chưa từng nghe Kinh điển hãy đến đây để chỉ nghe Thầy Hằng Thật lảm những chữ Hoa ngữ sống lại cho họ. Họ cảm thấy có cái gì đó đặc biệt, gần như là huyền diệu về Kinh điển, và họ có ấn tượng sâu đậm là có người có thể ngồi xuống và đem những chữ xưa này và dịch thành lời mà họ thông hiểu, những lời đi sâu vào tâm khảm.[/b] Một ông nói: "Sao từ trước đến nay chưa ai làm việc này ở Tây phương? Tôi không thể hiểu nó. Kinh này (Hoa Nghiêm) là điều xa vời nhất mà tôi từng đọc hay nghe. Kinh nói hoàn toàn đúng như vậy. Tôi có thể nghiền ngẫm một câu kệ trong nhiều tuần mà vẫn chưa hiểu hết." Ông ta rất vui mừng khi biết có báo Kim-Cang Bồ-Ðề Hải và có phần dịch Kinh Hoa-Nghiêm cùng chú giải trong đó. Hôm nay, Kinh Hoa-Nghiêm giúp con câu giải đáp mà con đã tìm kiếm trong hai hoàn cảnh. [b]Cảm giác hay tinh thần ở trong tâm con, nhưng Kinh có thể chiếu ánh sáng vào và làm nó nở hoa. Càng lạy nhiều chừng nào, tâm chúng con càng hòa nhập với Kinh. Và tâm chúng con càng hòa nhập gần với Kinh chừng nào thì cuộc sống chúng con càng trở nên đơn giản và trong sạch hơn.[/b] Một cư sĩ nói: Nơi đây lạnh và nhiều gió. Khi mưa xuống nhất định sẽ trở ngại cho quý thầy! Thầy Hằng Triều trả lời: Mỗi ngày vui hơn một chút. Thời tiết không thành vấn đề. Cư sĩ: ồ! Thầy đã gần đến đó rồi. "Gần đến đâu? Cho đến khi mọi người đều đến đó và vì vẫn còn người khác chưa đến, như vậy làm sao chúng tôi có thể đến đó được? Vì còn có đau khổ trên thế gian cho đến khi tất cả chúng sanh đều được sự an lạc họ tìm kiếm, công việc của chúng tôi chưa hoàn tất." Bồ Tát chỗ được vui thắng diệu Ðều đem hồi hướng cho quần sanh [b]Dầu vì quần sanh nên hồi hướng Nhưng không chấp trước nơi hồi hướng[/b] Bồ Tát tu hành hồi hướng này Hưng khởi vô lượng tâm đại bi Như đức hồi hướng của Phật tu Nguyện tôi tu hành trọn viên mãn. Như chư Như Lai đã Thành tựu [b]Không cầu lợi ích cho tự thân, Chỉ muốn mọi loài đều an lạc."[/b] Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thập Hồi-Hướng. Vì nhiều công việc để làm và không có thời gian vọng tưởng về tại sao hay "đến đó," hay ngay cả hồi hướng công đức.[b] Tu hành là tự nhiên, không cần suy nghĩ hoặc sắp đặt kế hoạch hay mục tiêu. Khi chúng con nhất tâm lễ lạy thì muôn sự đều tự giải quyết và mọi dị biệt đều biến mất.[/b] Cư sĩ nói: "Có người nói rằng đây là thức ăn mà quý thầy thích, nên chúng con đem lại rất nhiều." Thầy Hằng-Triều: [b]"Chúng tôi không có ưa thích.[/b] Tất cả đều giống nhau. Bất cứ gì làm người khác vui vẻ là điều chúng tôi ưa thích. Những gì người khác vui mừng làm, những gì họ thích cho đó là những thứ chúng tôi thích. Câu: "Qúy thầy có cần gì không, như có cần gì đặc biệt không?" thường được hỏi. [b]Chúng con trả lời: "Bất cứ thứ gì quý vị muốn cho chúng tôi, bất cứ điều gì làm quý vị vui vẻ, đó là điều chúng tôi cần."[/b] Kinh Hoa-Nghiêm dạy rõ: Vì chẳng tham chấp ngã Và chẳng chấp ngã sở .... Thích thật lợi chánh pháp Chẳng ưa thọ dục lạc Tư duy pháp đã nghe Rời xa hạnh chấp trước. Chẳng tham cầu lợi dưỡng Chỉ thích Phật Bồ đề [b] Nhứt tâm cầu Phật trí Chuyên ròng không niệm khác.[/b] Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thập Ðịa Con đã phí nhiều thời gian và công sức để mưu cầu lợi ích và cúng dường cho chính mình và cố gắng thỏa mãn các tham muốn của mình.[b] Thật đơn giản và tự tại tuyệt diệu hơn nhiều khi không còn lo lắng về điều đó nữa, và “Nhất tâm cầu Phật trí, chú tâm không phân tán bởi một niệm nào khác'. Khi chúng con chú tâm thì "mọi chuyện đều tốt đẹp cả". Phát tâm “mọi chuyện đều tốt đẹp” là báo đáp từ ân của cha mẹ và là món quà cao cả nhất để tặng cho tất cả chúng sanh.[/b] Ðệ tử Quả Ðình (Hằng Triều) đảnh lễ. ***** Tái bút: [b]Báo Kim-Cang Bồ-Ðề Hải như là một mặt trời khác trên thế gian. Báo "phát sinh ánh sánh vi diệu soi sáng muôn loài."[/b] ******* [b]Nhưng không có gì để bám vào[/b] Monterey, Cali., ngày 20 tháng 7 năm 1978. Sư Phụ từ giám, Chúng con đến thành phố Monterey, trở lại thành phố sau ba tháng cô lập giữa những tảng đá và sóng biển của vùng Big Sur. Thật rất kỳ diệu. Những sự khác biệt con kinh nghiệm qua chỉ hiện hữu trong tâm con. Pháp-giới là một tổng thể an lạc. Khi tâm con động thì không còn thấy tổng thể, mình và người trở thành hiện hữu, và vùng Big Sur, thành phố Monterey, và Vạn-Phật-Thành trở thành những tên gọi trên bản đồ, chia cách bằng những dặm đường lễ bái gian truân. Khi vọng niệm lắng lại và sự phân biết dừng nghỉ, thì lúc đó dầu ở đâu đi nữa, chúng còn vẫn đang đảnh lễ trước tượng Ðức Bồ-tát Quán-Âm khổng lồ tại chánh điện Vạn Phật Thành. [b]Kinh Hoa-Nghiêm nói: [/b] [b]"Như thế thì thế gian là gì? Cá gì là không phải thế gian? Thế giới và không thể giới chỉ là danh tự sai biệt. Pháp của quá khứ, hiện tại, tương lai và ngũ uẩn, khi đặt tên thì mang thế giới thành hiện hữu. Khi các pháp nầy diệt thì thế giới không còn. Như thế, cũng chỉ là giả danh mà thôi." [/b] [b] Kệ tán Dạ Ma Thiên Cung[/b] [b]Ngôn ngữ và danh cú chỉ là sự tạo tác của tâm thức. Chúng là dụng cụ của tư tưởng và cũng hư vọng như như vậy.[/b] Tại sao Sư Phụ phải đã cho chúng con lời khai thì luôn được nhắc nhở: [b]"Đừng có vọng tưởng nào cả! Phải tìm cách chận đứng luồng vọng tưởng ngay khi chúng vừa phát khởi."[/b][b] Vi vọng tưởng tạo nên thế giới chúng ta cư ngu. Vọng tưởng tạo nên nghiệp và quả báo chúng ta gánh chịu. [/b] "Mười Pháp-giới không ngoài một tâm niệm." Từ địa ngục đến Phật-quả, chúng con gặt quả của những hạt giống chúng con đã trồng trong tâm thức. Khi chúng con [b]kết hợp với Ðạo thì chúng ta làm đúng cũng ngay trong chính tâm đó.[/b] Tổ thứ Ba là Tổ Tăng-Xán nói về ngôn ngữ, tư tưởng và Đạo. Ngài nói: [b] "Càng nói càng suy nghĩ, Thì càng xa cái ấy. Nếu ngừng bặt ngôn tưởng, Sẽ thấy nó cũng khắp."[/b] (Tín Tâm Minh) [b]Thiền thất vưà rồi, Sư Phụ có dạy: "Người tu Đạo tâm không thì đồng với Phật."[/b] Ðệ tử: Sư Phụ, con đã cố gắng hết sức để d[b]ẹp bỏ phàm niệm, chỉ còn Phật niệm.[/b] Sư Phụ: Tốt, hãy nói xem, Phật niệm là gì? Nói đi, câu trả lời của ông là gì? Ðệ tử: Ồ, à ..., ồ, Con biết đó không phải là vọng niệm, con có nhiều vọng niệm ... Sư Phụ:[b] Vì con có nhiều vọng niệm mà con không biết. Cái gì không thể tả ra, không diễn bày được, đó là Phật! Bất cứ cái gì có thể diễn bày bằng ngôn ngữ thì vẫn chỉ là bên ngoài. Người xưa có nói:[/b] [b] Vọng tâm muốn phan duyên, Nhưng không có gì để bám vào Đường ngôn ngữ dứt bặt Chỗ tâm hành bèn diệt. [/b] Hễ [b]còn có niệm tưởng thì vẫn chưa thành Phật quả"[/b] Ðệ tử: Ồ, vậy [b]vô niệm là Phật niệm![/b] Sư Phụ: (không trả lời.) "Bồ-tát nguyện tất cả chúng sanh được thân không mệt mỏi như kim cang." Kinh Hoa-Nghiêm, phẩm Thập Hồi-Hướng. Sư Phụ dạy con rất nhiều về thân cũng như về tâm của con. Trong chuyển hành trình lễ bái nầy, còn đang học niệm kinh "Pháp-thân" [b]để thay đổi túi da âm, cong, cứng để lấy thân thắng đứng, uyển chuyển, đầy năng lực dương.[/b] Việc bái lạy cùng thiền định đang làm thay đổi toàn thế giới của con. Tu hành là ngọn suối vi diệu. [b]Mỗi ngày con giữ giới và chế phục vọng tưởng con càng cảm thấy trẻ trung ra, thành thật hơn và chân chính hơn. Một cách tự nhiên![/b] "Tu hành hàng phục thân tâm. Chúng ta [b]điều phục thân để có thể tiếp tục làm việc ngay cả những lúc mỏi mệt; chúng ta điều phục tâm để không khởi sinh vọng tưởng." [/b] Sư Phụ Khai Thị, Kim Luân Tự, tháng 5, 1978.   Ðệ tử Quả Chân kính lạy. Xem đầy đủ tại đây http://www.dharmasite.net/thuhanhgia.htm

Không có nhận xét nào: