Chủ Nhật, 16 tháng 8, 2009

Kinh Hoa Nghiêm Giảng Giải (15) a =

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. [b]Kinh Hoa Nghiêm Giảng Giải (15)[/b] HT. Tuyên Hóa Tổng Trì Ðại Quang Minh Thiên Vương, được môn giải thoát, Ðà la ni quang minh, ghi nhớ tất cả các pháp không quên mất. Vị Tổng Trì Ðại Quang Minh Thiên Vương, có đại trí huệ, đại quang minh, tổng tất cả các pháp, trì vô lượng nghĩa. Bất cứ việc gì, [b]không cần ép phải nhớ, chỉ cần qua tai mắt, thì vĩnh viễn không bao giờ quên. Vị này đắc được cảnh giới môn Ðà la ni quang minh.[/b] Ghi nhớ giống như dùng tay cầm vật gì, nhớ rất rõ ràng, không quên. Ghi nhớ tất cả các pháp, tức là sắc pháp, tâm pháp, tâm sở pháp, bất tương ưng pháp, vô vi pháp. Những pháp này đều nhớ hết không quên. [b]Làm thế nào để không quên mất ? Tức là xem Kinh điển cho nhiều, nghiên cứu Kinh điển, lâu dần thì tự nhiên sẽ khai mở đại trí huệ, đó là môn giải thoát của vị này đắc được.[/b] Bất Tư Nghì Huệ Thiên Vương, được môn giải thoát, phương tiện không nghĩ bàn, khéo vào tự tánh của tất cả nghiệp. Vị Bất Tư Nghì Huệ Thiên Vương, có trí huệ không thể nghĩ bàn, giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho tất cả chúng sinh, cũng đắc được trí huệ không thể nghĩ bàn. Vị này đắc được một thứ tam muội,[b] dùng đủ thứ phương tiện pháp môn, để giáo hóa tất cả chúng sinh, khiến cho họ phát bồ đề tâm, tu hạnh Bồ Tát. Ðều từ trong tự tánh sinh ra. Phương tiện pháp môn này khéo nhập vào tất cả nghiệp, để giáo hóa chúng sinh.[/b] Luân Tề Thiên Vương, được môn giải thoát, phương tiện chuyển bánh xe pháp, để thành thục chúng sinh. Vị Luân Tề Thiên Vương hiểu biết cảnh giới của đức Phật, chuyển bánh xe pháp giáo hóa chúng sinh. [b]Chuyển bánh xe pháp, tức là giảng Kinh thuyết pháp, khiến cho chúng sinh thành quả vị Phật, đắc được vô thượng chánh đẳng chánh giác. Vị này muốn khiến cho chúng sinh đắc được quả vị Phật vô thượng chánh đẳng chánh giác,[/b] cho nên trước dùng phương tiện pháp môn, quyền xảo phương tiện từ bi cứu độ, để giáo hóa chúng sinh. Quang Diệm Thiên Vương được môn giải thoát, mắt rộng lớn quán sát khắp chúng sinh, mà đến điều phục. Vị Quang Diệm Thiên Vương có quang minh màu lửa ngọn, do trí huệ mà thành tựu. Vị này đắc được mắt trí huệ rộng lớn. Mắt trí huệ này sinh ra ở chỗ nào ? Ở tại mỗi lỗ chân lông, cho nên vị này [b]quán sát được khắp hết thảy chúng sinh, thấy chúng sinh nào cơ duyên thành thục thì, đến giáo hóa chúng sinh đó, khiến cho họ phát bồ đề tâm, chứng vô thượng đạo. Vị này quán sát mỗi chúng sinh khi nào độ được, thì lúc đó sẽ đến độ. Chúng sinh nào nên dùng thân gì để độ được, thì hiện thân đó để thuyết pháp.[/b] Ví như, nên dùng thân Phật để độ được, thì hiện thân Phật để thuyết pháp cho họ nghe. Nên dùng thân Bồ Tát độ được, thì hiện thân Bồ Tát để thuyết pháp. Nên dùng thân A La Hán để độ được, thì hiện thân A La Hán để thuyết pháp. Nên dùng thân Ðế thích, tể tướng, trưởng giả, Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, cư sĩ nam, cư sĩ nữ .v.v., độ được thì hiện các thứ thân để thuyết pháp. Cho nên vị này quán cơ đầu giáo, vì người thuyết pháp, dùng đủ thứ phương tiện pháp môn, để điều phục chúng sinh, khiến cho chúng sinh bỏ tà về chánh, đó là môn giải thoát của vị này đắc được. Quang Chiếu Thiên Vương, được môn giải thoát, vượt khỏi tất cả nghiệp chướng, không thuận theo chỗ làm của ma. Vị Quang Chiếu Thiên Vương này, phóng đại quang minh, [b]chiếu sáng ba ngàn đại thiên thế giới, cho nên không tùy thuận theo chỗ của ma. Ma thuộc về đen tối, nhưng đại quang minh phá trừ đen tối. Vị này đắc được môn giải thoát vượt khỏi tất cả nghiệp chướng.[/b] Tất cả [b]nghiệp chướng có báo chướng và phiền não chướng. Nghiệp chướng tức là tạo tất cả nghiệp ác làm chướng ngại tâm tu đạo. Báo chướng tức là nghiệp đã tạo ra phải thọ quả báo, quả báo này cũng chướng ngại sự tu đạo.[/b] Làm súc sinh thì không dễ gì nghe Kinh nghe pháp, làm ngạ quỷ thì càng không dễ gì nghe được Phật pháp, những loại chúng sinh này không dễ gì tu đạo. [b]Phiền não chướng tức là người tu đạo phiền não quá nhiều, cũng sẽ chướng ngại sự tu đạo. Tất cả chướng này đều gần với ma, nếu không cẩn thận thì sẽ lạc vào đường ma.[/b] Vị Thiên Vương này dùng trí huệ để chiếu soi, chiến thắng ma quân, không tùy thuận chỗ làm của ma.[b] Ma vương dạy đừng bố thí, nhưng vị này nhất quyết bố thí. Ma vương dạy đừng trì giới, nhưng vị này nhất định phải trì giới. Ma vương dạy đừng tinh tấn, vị này nhất định phải tinh tấn. Ma vương dạy nóng giận, nhưng vị này nhất định phải nhẫn nhục. Ma vương dạy đừng chuyển bánh xe pháp, vị này nhất định phải chuyển bánh xe pháp. Ma vương dạy đừng tham thiền, vị này nhất định tham thiền. Tóm lại, vị này không chuyển theo ma cảnh, đó là môn giải thoát của vị này đắc được.[/b] Phổ Quán Sát Ðại Danh Xưng Thiên Vương, được môn giải thoát, khéo dạy bảo tất cả các Thiên chúng, khiến cho họ tâm được thanh tịnh. Vị Phổ Quán Sát Ðại Danh Xưng Thiên Vương quán sát khắp hết thảy tất cả các Thiên chúng. Vì tất cả các Thiên chúng quá sung sướng, dễ quên tu hành, cho nên vị Thiên Vương này dùng đủ thứ phương tiện pháp môn để dẫn dụ tất cả Thiên chúng, khiến cho họ hiểu Phật pháp, dạy bảo các Thiên chúng tiếp thọ Phật pháp, nhận chân tu hành, sinh tâm thanh tịnh, khử trừ vọng niệm hỗn tạp, đó là môn giải thoát vị này đắc được. Bấy giờ, Thời Phần Thiên Vương nương oai lực của đức Phật, quán sát khắp tất cả Thiên chúng Thời Phần mà nói ra bài kệ. Lúc đó vị Thời Phần Thiên Vương, nương sức đại oai đức thần thông của đức Phật, quán sát khắp tất cả Thiên chúng Thời Phần (trời Dạ Ma) mà nói kệ tán thán công đức của Phật. Phật trong vô lượng kiếp xa xưa Ðã sạch biển ưu não thế gian Chẳng còn nhiễm trần thanh tịnh đạo Ðèn trí huệ luôn chiếu chúng sinh. ‘’ Phật trong vô lượng kiếp xa xưa.’’ Phật trong vô lượng vô biên kiếp về trước chẳng có ưu não. ‘’ Ðã sạch biển ưu não thế gian.’’ [b]Phật trong vô lượng kiếp về trước, đã cạn sạch biển ưu não thế gian, chẳng còn chút ưu não nào tồn tại.[/b] ‘’ Chẳng còn nhiễm trần thanh tịnh đạo.’’ [b]Phật dứt hết tất cả nhiễm ô thì đại đạo sẽ thanh tịnh.[/b] ‘’ Ðèn trí huệ luôn chiếu chúng sinh.’’ Ðạo thanh tịnh này [b]vĩnh viễn chiếu soi tâm chúng sinh, trở thành đèn trí huệ tâm. Ðèn tâm này thường sáng không tắt, khiến cho chúng sinh hiểu được thế gian này là khổ nhiều vui ít,[/b] mà sớm thoát khỏi tam giới, đắc được khoái lạc vĩnh cửu. Pháp thân Như Lai thật rộng lớn Mười phương bờ mé không thể được Tất cả phương tiện không hạn lượng Diệu Quang Minh Thiên vào môn này. ‘’ Pháp thân Như Lai thật rộng lớn.’’ [b]Pháp thân của Phật vô tại vô bất tại, đặc biệt rộng lớn, không bờ không mé, cũng có thể nói là tận hư không khắp pháp giới.[/b] ‘’ Mười phương bờ mé không thể được.’’ Nếu đi đến bờ mé mười phương, [b]tìm pháp thân của Phật, thì tìm cũng chẳng được. Tại sao ? Vì pháp thân của Phật vượt qua mười phương.[/b] ‘’ Tất cả phương tiện không hạn lượng.’’ Tất cả phương tiện pháp môn của Phật, cũng không bờ không bến, chẳng có giới hạn nhất định. ‘’ Diệu Quang Minh Thiên nhập môn này.’’ Vị Diệu Quang Minh Thiên Vương có trí huệ vào được môn giải thoát này. Sinh già bệnh chết ưu bi khổ Thế gian bức bách không ngừng nghỉ Ðại sư thương sót thệ tiêu trừ Vô Tận Huệ Quang giác ngộ được. ‘’ Sinh già bệnh chết ưu bi khổ.’’ [b]Phật vì muốn chấm dứt : sinh già bệnh chết bốn sự khổ lớn, mới xuất gia tu hành. Phật tầm đạo tu khổ hạnh sáu năm, nhưng không được phương pháp giải thoát, cuối cùng tĩnh tọa dưới cội bồ, đề hốt nhiên đại ngộ, biết được [color=#0040FF]nguồn gốc vòng sinh tử, là từ vô minh khởi[/color], tiêu diệt được vô minh thì tiêu diệt được bốn thứ khổ này.[/b] Một số người trên thế giới này, không những không giác ngộ khổ về : sinh già bệnh chết, [b]mà còn nhiễm khổ cho là vui, mà không biết giác ngộ. Khi sinh thì hồ đồ đến thế giới này, khi chết thì hồ đồ rời khỏi thế giới này. Khi đến thì không rõ vì sao mà đến ? Khi đi thì cũng chẳng biết vì sao mà đi ? Tóm lại, sinh từ đâu đến ? Chết đi về đâu ? Vấn đề này chẳng ai muốn biết, cũng chẳng có ai muốn giác ngộ, cho nên hồ đồ mà đến, hồ đồ mà đi.[/b] Ðức Phật trong vô lượng kiếp tu đủ thứ hạnh môn, đều vì chấm dứt sinh tử. Cho nên đời người từ nhỏ lớn dần, trưởng thành rồi già đi, già sinh ra đủ thứ bệnh, do bệnh mà chết, đó là bốn sự khổ lớn của đời người. ‘’ Thế gian bức bách không ngừng nghỉ.’’ Ưu sầu bi ai đều là khổ, những sự khổ này, bức bách tất cả chúng sinh thế gian, chẳng có thời gian dừng nghỉ. ‘’ Ðại sư thương sót thệ tiêu trừ.’’ Ðại sư tức là Phật, [b]Phật thương sót tất cả chúng sinh, cho nên phát nguyện diệt trừ tất cả khổ của chúng sinh.[/b] ‘’ Vô Tận Huệ Quang giác ngộ được.’’ Cảnh giới này vị Vô Tận Huệ Quang Thiên Vương giác ngộ, hiểu biết được. Trí Phật như huyễn không gì ngại Thấu rõ các pháp trong ba đời Vào khắp trong tâm hạnh chúng sinh Thiện Hóa Thiên Vương chứng môn này. ‘’ Trí Phật như huyễn không gì ngại.’’[b] Trí huệ của Phật như huyễn, giống như chẳng chân thật, nhưng thật ra là chân thật. Trí huệ này chẳng gì chướng ngại được, thấy rõ thật tướng của tất cả các pháp, thấy rõ nghiệp tướng, đạo tướng, phiền não tướng của tất cả chúng sinh. Tóm lại, thấu triệt được tư tưởng của tất cả chúng sinh.[/b] ‘’ Thấu rõ các pháp trong ba đời.’’ Thứ trí huệ như huyễn này, [b]liễu đạt được các pháp quá khứ, các pháp hiện tại, các pháp vị lai. Cho nên nói pháp của Phật nói trong ba đời, đều thấy rõ thâm sâu, thông đạt vô ngại.[/b] ‘’ Vào khắp trong tâm hạnh chúng sinh.’’ Trí huệ của Phật như huyễn tam muội, [b]thứ trí huệ hư huyễn này, biết được trong tâm tất cả chúng sinh nghĩ tưởng gì ? Làm những gì ? Và [color=#0000FF]còn nhập vào được trong tâm hạnh của tất cả chúng sinh, khiến cho họ phát bồ đề tâm[/color], sớm thành Phật đạo.[/b] ‘’ Thiện Hóa Thiên Vương chứng môn này.’’ Cảnh giới này vị Thiện Hóa Ðoan Nghiêm Thiên Vương minh bạch được. Bờ mé tổng trì không thể được Biện tài như biển cũng vô tận Chuyển được bánh xe pháp thanh tịnh Giải thoát này của Ðại Quang Thiên. ‘’ Bờ mé tổng trì không thể được.’’ Tổng trì tức là : tổng thân khẩu ý ba nghiệp thanh tịnh, trì giới định huệ ba học viên minh. Tổng là tổng tất cả các pháp, trì là hành tất cả các pháp. [b]Tổng tất cả pháp, trì vô lượng nghĩa. Ý nghĩa tổng trì có vô lượng vô biên sự giải thích, cho nên nói bờ mé không thể được.[/b] ‘’ Biện tài như biển cũng vô tận.’’ Bốn biện tài vô ngại của Phật, giống như biển cả, chẳng cùng tận. [b]Bốn vô ngại tức là bốn thứ trí biện thuyết pháp của Phật Bồ Tát, nơi ý nghiệp giải là trí, nơi khẩu nghiệp giải là biện. Bốn vô ngại biện tài là : 1. Pháp vô ngại biện tài. 2. Nghĩa vô ngại biện tài. 3. Từ vô ngại biện tài. 4. Lạc thuyết vô ngại biện tài.[/b] Tóm lại tức là biện tài vô ngại, nói ngang nói dọc, nói thô nói tế, bất cứ nói thế nào cũng đều có lý. ‘’ Chuyển được bánh xe pháp thanh tịnh.’’ Thường chuyển bánh xe pháp thanh tịnh không thể nghĩ bàn, phá trừ tâm ô nhiễm của chúng sinh, mà đắc được tâm thanh tịnh.[b] Tâm thanh tịnh, thân thanh tịnh thì pháp tự nhiên thanh tịnh.[/b] ‘’ Giải thoát này của Ðại Quang Thiên.’’ Cảnh giới này vị Tổng Trì Ðại Quang Minh Thiên Vương minh bạch được. Tánh nghiệp rộng lớn không cùng tận Trí huệ giác ngộ khéo khai thị Tất cả phương tiện không nghĩ bàn Huệ Thiên Vương ngộ vào môn này. ‘’ Tánh nghiệp rộng lớn không cùng tận.’’ [b]Nghiệp của chúng sinh rộng lớn vô biên, không cùng tận. Vì nghiệp chẳng có hình tướng, nếu có hình tướng thì sớm đã đầy khắp hư không, không chỗ dung chứa.[/b] [b]Nghiệp là gì ? Phàm dấy khởi tâm niệm, bất cứ là thiện hoặc là ác đều là nghiệp.[/b] Khởi niệm thiện thì tạo ra nghiệp thiện. Khởi niệm ác thì tạo ra nghiệp ác. [b]Mọi sự việc nếu chấp tướng là tạo nghiệp, không chấp tướng là giải thoát[/b]. Phàm phu chỉ hiểu được tạo nghiệp, Bồ Tát thì hiểu được giải thoát. [b]Vì phàm phu khởi tâm vọng đi làm, cho nên là tạo nghiệp. Bồ Tát dùng một phiến tâm thanh tịnh đi làm, cho nên là giải thoát.[/b] Giải thoát là trừ sạch phiền não ba độc ở trong tâm, thì đắc được tự tại. Tạo nghiệp là thấy cảnh khởi tâm tham mà tạo thành ba nghiệp (thân, khẩu, ý) nhiễm ô và mê hoặc. ‘’ Trí huệ giác ngộ khéo khai thị.’’ Phật là người có trí huệ lớn, minh bạch tất cả đạo lý, cho nên khéo khai thị tất cả chúng sinh, khiến cho chúng sinh[b] minh bạch sự vui thế gian là tạm thời, sự vui xuất thế gian là vĩnh viễn.[/b] ‘’ Tất cả phương tiện không nghĩ bàn.’’ Phật dùng tất cả phương tiện để giáo hóa chúng sinh, pháp phương tiện này không thể nghĩ bàn, bất cứ loài chúng sinh nào cũng đều minh bạch tiếp thọ, y pháp phụng hành. ‘’ Huệ Thiên Vương ngộ vào môn này.’’ Môn giải thoát pháp phương tiện này, vị Bất Khả Tư Nghì Huệ Thiên Vương đắc được. Chuyển bánh xe pháp không nghĩ bàn Hiển bày tu tập đạo bồ đề Vĩnh diệt tất cả khổ chúng sinh Luân Tề Thiên Vương ngộ môn này. ‘’ Chuyển bánh xe pháp không nghĩ bàn.’’ Phật thường chuyển bánh xe pháp giáo hóa chúng sinh, [b]chuyển động bánh xe pháp vi diệu không thể nghĩ bàn. Diệu là không thể tả, bánh xe pháp là chuyển động hằng thường, như bánh xe tiến về phía trước mà không thối lùi.[/b] ‘’ Hiển thị tu tập đạo bồ đề.’’ Phật chỉ thị chúng sinh rất rành mạch rõ ràng, tu hành như thế nào ? Dụng công như thế nào ?[b] Ðắc được giác đạo như thế nào ? Nếu không dụng công tu hành, thì không thể đắc được giác đạo. Do đó : ‘’ Có làm thì có thu hoạch, làm nhiều thì thu hoạch nhiều ‘’ chẳng có chuyện không làm mà có thu hoạch. Người tu đạo dụng công một phần thì có một phần lợi ích, gần giác đạo một bước. Làm những việc khác thường, lãng phí công phu, mà không được kết quả. Chỉ có tu hành pháp môn này, làm một chút thì có hiệu quả một chút.[/b] ‘’ Vĩnh diệt tất cả khổ chúng sinh.’’ [b]Phải thật tâm tu hành, thì mới đắc được đạo lý giác ngộ, mới vĩnh diệt được thống khổ của chúng sinh. Tại sao chúng sinh khổ ? Vì không giác ngộ, vì có vô minh cho nên tạo đủ thứ nghiệp, do đó thọ đủ thứ quả báo. Nếu phá trừ vô minh, thì sẽ giác ngộ, thì khổ của chúng sinh vĩnh viễn tiêu diệt.[/b] ‘’ Luân Tề Thiên Vương ngộ môn này.’’ Cảnh giới phương tiện pháp môn này vị Luân Tề Thiên Vương đắc được. Thân thật Như Lai vốn không hai Vật ứng theo hình khắp thế gian Chúng sinh đều thấy ở trước họ Cảnh giới này của Quang Diệm Thiên. ‘’ Thân thật Như Lai vốn không hai.’’ Thân thật tức là pháp thân. [b]Thân thật của Phật không những không hai mà một cũng chẳng có. Tại sao ? Vì thân thật của Phật vô tướng vô bất tướng, vô tại vô bất tại.[/b] ‘’ Vật ứng theo hình khắp thế gian.’’ [b]Thân thật của Phật, ứng cơ của chúng sinh, theo căn tính của chúng sinh, [/b]để vì chúng sinh mà thuyết pháp. Do đó :‘’ Quán cơ đầu giáo ‘’ ([b]theo bệnh cho thuốc), tức cũng là vì chúng sinh thuyết pháp. Ðối với người căn tính tiểu thừa thì nói pháp tiểu thừa, người căn tính đại thừa, thì nói pháp đại thừa. Tức là theo bệnh bốc thuốc.[/b] Ðối với bệnh nhiệt thì dùng thuốc giải nhiệt để đối trị, bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt để đối trị, như thế thì mới hết bệnh. Cho nên thân của Phật sung mãn thế gian, đi cứu chúng sinh ra khỏi biển khổ. ‘’ Chúng sinh đều thấy ở trước họ.’’ [b]Tất cả chúng sinh đều cảm thấy Phật đang ở trước mặt mình, đối diện thuyết pháp cho mình.[/b] ‘’ Cảnh giới này của Quang Diệm Thiên.’’ Cảnh giới môn giải thoát này, vị Quang Diệm Thiên Vương đắc được. Nếu có [b]chúng sinh thấy được Phật Tất sẽ dứt sạch các nghiệp chướng Lìa các ma nghiệp hẳn không còn Quang Chiếu Thiên Vương được môn này.[/b] ‘’ Nếu có chúng sinh thấy được Phật.’’ Giả sử chúng sinh nào,[b] thấy được báo thân của Phật, thì nghiệp chướng sẽ tiêu diệt. Phật có ba thân :[/b] 1. Pháp thân : [b]Chẳng có hình tướng, là chân như thật tướng.[/b] Phật [b]không trụ thế, cũng chẳng phải không trụ thế. Về thời gian thì dọc cùng tam tế, về không gian thì ngang khắp mười phương, đó cũng là tánh linh của Phật, hiệu là Tỳ Lô Giá Na, dịch là "biến nhất thiết xứ" (khắp cùng mọi nơi).[/b] 2. Báo thân : Là [b]thân tướng trang nghiêm quang minh thanh tịnh, là thân thường trụ bất diệt. Phật trải qua ba đại A tăng kỳ kiếp, tu vô lượng phước đức và trí huệ mới đắc được báo thân, hiệu là Lô Xá Na, dịch là "tịnh mãn". Báo thân này thanh tịnh, như ánh sáng mặt trời, chiếu đầy khắp toàn thế gian.[/b] 3. Ứng thân : Là [b]tùy thuận căn cơ của chúng sinh mà hiện tướng, chuyên vì giáo hóa chúng sinh, hiệu là Thích Ca Mâu Ni. Thích Ca dịch là "năng nhân", biểu thị đại bi. Mâu Ni dịch là "tịch mặc", biểu thị đại trí. Lại là hóa thân, ứng theo sở cầu của chúng sinh, mà biến hóa trăm ngàn ức thân. Không những Phật có hóa thân mà Bồ Tát Quán Thế Âm cũng có vô lượng hóa thân. Bồ Tát dùng tâm để quán sát chúng sinh thế gian thọ khổ, bất cứ có bao nhiêu chúng sinh cầu cứu, thì Bồ Tát đều đồng thời cứu ra khỏi biển khổ. Vì Bồ Tát có thần thông lực hóa thân.[/b] ‘’ Tất khiến dứt sạch các nghiệp chướng.’’ [b]Ai thấy được báo thân của Phật thì nghiệp chướng, báo chướng, phiền não chướng, tất cả chướng của người đó đều sẽ dứt sạch. Tất cả nghiệp chướng đều sẽ biến thành thanh tịnh.[/b] ‘’ Khỏi các ma nghiệp tất không còn.’’ [b]Nghiệp chướng trừ sạch rồi, thì sẽ có ma đến nhiễu loạn dẫn dụ, khiến cho người tu hành mất đi định lực, mất đi đạo tâm.[/b] Làm thế nào [b]vượt khỏi các ma ? Tức là siêng tinh tấn không giải đãi, bất cứ cảnh giới gì trước mắt, tâm không động, ý không loạn thì thiên ma, không có cách chi phá được, tự nhiên sẽ thối lui. Do đó, sẽ vượt khỏi tất cả ma nghiệp, vĩnh viễn không bị các ma nhiễu hại.[/b] ‘’ Quang Chiếu Thiên Vương được môn này.’’ Cảnh giới này vị Quang Chiếu Thiên Vương minh bạch được. Tất cả chúng hội lớn như biển Phật ở trong đó oai sáng nhất Khắp mưa pháp vũ nhuận chúng sinh Danh Xưng Thiên Vương vào môn này. ‘’ Tất cả hội chúng lớn như biển.’’ Phật ở trong mỗi thế giới đều có pháp hội thuyết pháp. Trong mỗi pháp hội có vô lượng chư Phật, vô lượng Bồ Tát, vô lượng A La Hán, vô lượng chúng sinh. Trong chúng hội rất rộng lớn, giống như biển cả, rộng không thể lường, sâu không thể dò. ‘’ Phật ở trong đó oai sáng nhất.’’ Phật ở trong mỗi pháp hội, có oai đức nhất, có quang sáng nhất. [b]Do đó, đại oai đức thần thông lực, quang minh của Phật chiếu khắp mười phương.[/b] ‘’ Khắp mưa pháp vũ nhuận chúng sinh.’’ [b]Phật thuyết pháp khắp hết thảy, giống như trời mưa, cây lớn thì hút lượng nước nhiều, cây nhỏ thì hút lượng nước ít, thảy đều được lợi ích pháp vũ, tùy theo mỗi loại, tùy theo căn tính, mà thấm nhuần tất cả chúng sinh.[/b] ‘’ Danh Xưng Thiên Vương nhập môn này.’’ Cảnh giới môn giải thoát này vị Phổ Quán Ðại Danh Xưng Thiên Vương minh bạch được. Lại nữa, Thích Ca Nhân Ðà La Thiên Vương, được môn giải thoát, [b]đại hoan hỷ ghi nhớ ba đời chư Phật xuất hiện ra đời, cho đến thấy rõ cõi thành hoại.[/b] Tiếp theo Kinh văn ở trên. Vị Thích Ca Nhân Ðà La Thiên Vương, là từng trời thứ hai (trời Ðao Lợi) thuộc về dục giới. Thích Ca dịch là "năng". Nhân Ðà La dịch là "thiên chủ", nghĩa là làm chủ trên trời. Vị này đắc được một môn giải thoát là :[b] trong khoảng một niệm có thể nghĩ biết, trong quá khứ chư Phật xuất hiện ra đời như thế nào ? Cho đến cõi Phật thành như thế nào ? [/b]Hoại như thế nào ? Vị này nhớ được cảnh giới này rất rõ ràng, và còn hiểu biết đạo lý này. Không những là đời quá khứ, mà đời hiện tại và đời vị lai cũng thấy rõ. Vì minh bạch được nhiều cảnh giới, cho nên sinh đại hoan hỷ, đại khoái lạc. Nhân Ðà La còn gọi là Thích Ðề Hoàn Nhân. Trong vô lượng kiếp về trước, vị này là người nữ độc thân. Một ngày nọ, [b]vị này thấy một ngôi chùa cổ hư hoại, chẳng có ai phát tâm trùng tu lại. Vị này thấy như vậy thì trong tâm nghĩ : nếu không sửa lại thì tượng Phật bị mưa dột, gió thổi, nắng rọi, thật không đành làm ngơ. Do đó, vị này phát tâm trùng tu ngôi chùa cổ ngày, nhưng sức lực của một người có hạn, không thể hoàn thành tâm nguyện. Do đó, bèn đi tìm bạn bè và thân hữu, mọi người đều phát tâm trùng tu. Người có chí thì việc sẽ thành, tìm được ba mươi hai người phụ nữ. Ai có tiền thì cúng tiền, có sức thì dùng sức, cùng nhau nỗ lực, chẳng bao lâu thì sửa xong ngôi chùa cổ hư hoại, biến thành ngôi chùa trang nghiêm.[/b] Nhờ [b]công đức trùng tu sửa chùa, ba mươi ba người nữ này, sau khi chết sinh về trời Ðao Lợi mà làm Thiên chủ. Bốn hướng của cõi trời này mỗi hướng có tám vị trời, đông tây nam bắc cộng có ba mươi hai vị trời.[/b] Chính giữa có một vị trời là chỗ của Ðế Thích ở. Ba mươi ba vị trời này là ba mươi ba người phụ nữ làm thiên chủ, đó là nguồn gốc Thiên chủ. Người không biết nhân duyên của Thiên chủ thì nói bậy bạ, nói Thiên chủ là độc hữu, là vạn năng.[b] Thật ra chẳng phải là độc hữu, cũng chẳng phải là vạn năng. Vì vị này chỉ biết sự việc mấy vạn năm, mà không biết sự việc mấy vạn đại kiếp.[/b] Vì [b]không biết nhân duyên vô lượng kiếp, mới bịa ra khái niệm một vị chân thần, tạo ra một vị thần cứu kính, hoặc là thần viên mãn, hoặc thần vạn năng. Ðó là tùy ý tạo ra, muốn tạo bao nhiêu thì tạo bấy nhiêu, chẳng có ai để khống cáo. Chân thần cũng xong, thần vạn năng cũng xong, đều chẳng đúng, cho nên lấy sai lầm truyền sai lầm, truyền cho đến hiện tại. Bây giờ là thời đại khoa học, bất cứ việc gì đều phải trải qua sự khảo nghiệm.[/b] [color=#0000FF][b]Tôn giáo cũng như thế, nếu không hợp với sự khảo nghiệm của khoa học thì sẽ bị đào thải, những người tín ngưỡng tôn giáo phải phân tích kỹ càng, đừng nên ai sao mình cũng vậy, chẳng có sự phán đoán mà dưỡng thành mê tín, như vậy thì sẽ biến thành cuồng tín.[/b][/color] Trời Ðao Lợi ở trên đỉnh núi Tu Di, thành tên là thành Thiện Kiến. Trong thành có lầu báu trọng các, thiên cung rất hoa lệ là chỗ ở của [b]Thích Ðề Hoàn Nhân, tức cũng là Ngọc Hoàng Ðại Ðế của Ðạo Giáo, chỗ ở của thượng đế Gia Tô Giáo.[/b] [b]Tuy nhiên tên chẳng giống nhau, thật ra tức là chủ của cõi trời Tam Thập Tam, cũng chỉ một người mà thôi.[/b] Vị Thích Ðề Hoàn Nhân này còn có tên là trời Ðế Thích, là chúa cõi trời Tam Thập Tam, cõi trời này r[b]ất sung sướng, cho nên chư Thiên không thích tu thiền định, rất dễ đọa lạc trong sáu nẻo luân hồi, ngay cả Thích Ðề Hoàn Nhân cũng không ngoài lệ ấy. Chư Thiên khi gần chềt thì phát sinh năm hiện tượng suy. Vị Thích Ðề Hoàn Nhân này hưởng hết phước báo thì phải đi đầu thai, vị này biết mình sắp chết, bèn đi đến chỗ Ðức Phật cầu cứu, thỉnh giáo làm thế nào liễu sinh thoát tử ? Phật nói : ‘’Chiếu theo nhân quả mà nói thì ông phải đầu thai làm lừa, chẳng có cách chi cứu vãn.’’ Vị này nghe rồi sợ hãi vô cùng, bèn ba lần khẩn cầu Ðức Phật cứu. Phật bèn cho thọ tam quy và ngũ giới làm đệ tử Phật.[/b] tuvienhuequang.com

Không có nhận xét nào: