Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009

Hoa nghiêm 9 ===

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. Bấy giờ, Khả Ái Lạc Quang Minh Tràng Thiên Vương, nương oai lực của đức Phật, quán sát khắp tất cả Thiên chúng trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quảng, trời Quảng Quả mà nói ra bài kệ. Lúc bấy giờ, vị Khả Ái Lạc Pháp Quang Minh Thiên Vương, trời Tứ Thiền, thuộc về sắc giới, nương đại oai thần lực của chư Phật, quán sát khắp tất cả Thiên chúng trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quảng, trời Quảng Quả, mà nói ra bài kệ dưới đây, để tán thán công đức của Phật, khiến cho chúng sinh tin sâu và hiểu rõ đạo lý này. Trời Tứ Thiền gọi là Xả Niệm Thanh Tịnh Ðịa. Ở cõi trời này chẳng có hoan hỷ khoái lạc, chỉ có thọ bình đẳng không thể hình dung. Cõi trời này phân làm ba cõi trời : 1. Trời Thiểu Quảng còn gọi là trời Phước Sinh, chúng sinh cõi trời này chẳng còn hỷ lạc ([b]vui thích), chỉ có tinh thần tồn tại.[/b] 2. Trời Vô Lượng Quảng, còn gọi là trời Phước Thọ, vì phước báu của cõi trời này đáng ưa nhất. [b]Chúng sinh cõi trời này xả bỏ hỷ lạc, tu phước đức cầu thăng lên trời.[/b] 3. Trời Quảng Quả, chúng sinh cõi trời này siêng tu thiền định, tu thiền hữu lậu thì sinh vế trời Vô Tưởng (ngoại đạo) ; tu thiền vô lậu thì sinh về trời Ngũ Bất Hoàn ( A La Hán và Bồ Tát ở). Cảnh giới chư Phật không nghĩ bàn Tất cả chúng sinh không lường được Khiến cho tâm họ sinh tin hiểu Ý vui rộng lớn không cùng tận. ‘’ Cảnh giới chư Phật không nghĩ bàn.’’ Không nghĩ bàn tức là chẳng có cảnh giới.[b] Bổn lai không nhiều, không ít, không lớn, không nhỏ. Vậy còn có cảnh giới gì ? Nếu nói có cảnh giới tức là chấp trước tướng, cho nên nói không nghĩ bàn tức là chẳng có cảnh giới.[/b] Các pháp không tướng tức là cảnh giới của Phật. Các pháp không tướng là gì ?[b] Cảnh giới này từ hàng Bồ Tát cho đến chúng sinh địa ngục, chúng sinh chín pháp giới này, chẳng có một giới chúng sinh nào biết được, chỉ có Phật mới biết được.[/b] Trong bổn Kinh này có nói : "Nếu ai muốn biết cảnh giới Phật, Hãy tịnh ý mình như hư không". Tức là nói nếu muốn biết cảnh giới của Phật, trước hết [b]phải quét sạch rác rến trong tâm của mình cho thanh tịnh, không còn sự phân biệt giống như hư không, thì mới biết được cảnh giới của Phật[/b]. Cảnh giới của Phật là gì ? Tức là hư không. Không vô sở không, sở không cũng không, đó tức là cảnh giới của Phật. ‘’ Tất cả chúng sinh không lường được.’’[b] Ðạo lý của các pháp không tướng, tất cả chúng sinh không dò được, không hiểu được, không thấu suốt được, không rốt ráo được, cho nên nói tất cả chúng sinh không lường được.[/b] ‘’ Khiến cho tâm họ sinh tin hiểu.’’ Ðức Phật khiến cho tất cả chúng sinh sanh tâm tin hiểu. Học Phật pháp có bốn giai đoạn. Tức là : Tín, giải, hạnh, chứng (tin, hiểu, thực hành và chứng ngộ). Trước hết phải tin. [b]Tin các pháp do đức Phật nói ra, tin Tam Tạng mười hai bộ là chân thật nghĩa. Có tâm tin rồi mới nghiên cứu Phật lý, thấu hiểu rồi, mới y theo những gì Phật nói mà tu hành, từ từ sẽ chứng được quả vị.[/b] ‘’ Ý vui rộng lớn vô cùng tận.’’ Phật lấy sự lợi ích của chúng sinh làm ý vui, bao quát hết thảy cho nên rộng lớn không cùng tận. Ðó là kệ của vị Khả Ái Lạc Pháp Quang Minh Tràng Thiên Vương tán thán chư Phật. Nếu ai thọ được pháp của Phật Phật dùng thần lực khai đạo họ Khiến cho thường thấy Phật hiện tiền Nghiêm Hải Thiên Vương thấy môn này. ‘’ Nếu ai thọ được pháp của Phật.’’ Giả sử, có một loài chúng sinh nào, có thể tiếp thọ được pháp của Phật, tức cũng là trình độ có thể gần tiếp thọ được pháp. ‘’ Phật dùng thần lực khai đạo họ.’’ Phật xử dụng đại oai thần lực, để gia bị cho họ, khiến cho họ tiến từng bước từng, bước trên con đường Phật pháp. Phật dùng pháp quyền xảo phương tiện, để dẫn dụ chúng sinh, khiến cho họ đi trên bồ đề đại đạo. Nếu pháp này không thành tựu, thì đổi pháp khác, khi nào họ tiếp thọ được thì thôi. Khiến cho chúng sinh, từ ngu si đắc được trí huệ, từ trí huệ đắc được giác ngộ. Giác ngộ cái gì ? Giác ngộ pháp thế gian là khổ, pháp xuất thế gian là vui, do đó lìa khổ được vui, đó tức là khai đạo. ‘’ Khiến cho thường thấy Phật hiện tiền.’’ Làm cho chúng sinh thường thấy được phật, không những mở mắt thấy được chân thân của Phật, mà nhắm mắt cũng thấy được kim thân của Phật. Tóm lại, là luôn luôn đều thấy Phật ở trước mắt, luôn luôn vì họ mà thuyết pháp. ‘’ Nghiêm Hải Thiên Vương thấy môn này.’’ Cảnh giới này vị Thanh Tịnh Trang Nghiêm Hải Thiên Vương thấy được. Oai thần lực của Phật là không thể nghĩ bàn, chúng ta phàm phu, chẳng có cách chi có thể hiểu được, cho nên bây giờ chúng ta vẫn còn là phàm phu, không hiểu thấu được cảnh giới của Phật. Nhưng Phật hiểu được tâm của chúng sinh. Bất cứ trong tâm tưởng gì ? Phật đều biết. Kinh Kim Cang có nói : [b] "Tất cả chúng sinh có những tâm gì, Như Lai đều biết đều thấy".[/b] [b]Nghĩa là tất cả hết thảy chúng sinh, không màng có bao nhiêu thứ tâm, Phật hoàn toàn biết bạn đang nghĩ gì ? Thích gì ? Chán bỏ cái gì ? Phật đều nhìn thấy rõ ràng.[/b] Tất cả pháp tánh không chỗ nương Phật hiện ra đời cũng như thế Hết thảy các cõi không chỗ tựa Nghĩa này Thắng Trí quán sát được. ‘’ Tất cả pháp tánh không chỗ nương.’’ [b]Tất cả pháp tánh vốn là không, không chẳng chỗ có. Vì là không cho nên không cần nương tựa, chẳng có nương tựa chỗ nào hết.[/b] ‘’ Phật hiện ra đời cũng như thế.’’ Phật hiện ra trong thế gian, cũng giống như pháp tánh, là không. Không cái gì ? [b]Không tất cả đều có. Nếu không có cái có, làm sao có cái không ?[/b] ‘’ Hết thảy các cõi không chỗ tựa.’’ Khắp trong hết thảy các cõi không chỗ nương tựa. Phật là không, không tất cả cõi, không nương tất cả các cõi. [b]Phật là vô tướng, giáo hóa chúng sinh không có tướng ta, tướng người, tướng chúng sinh, tướng thọ mạng. Còn bốn tướng này là chúng sinh, không còn bốn tướng này là Phật.[/b] Cho nên Phật dạy chúng sinh phá trừ bốn tướng, chẳng chấp trước bốn tướng, mới có thể giác ngộ. ‘’ Nghĩa này Thắng Trí quán sát được.’’ Nghĩa lý này vị Tối Thắng Huệ Quang Minh Thiên Vương quán sát được cảnh giới này, hiểu được đạo lý này. Tùy tâm sở thích của chúng sinh Phật dùng thần lực để thị hiện Hết thảy khác nhau không nghĩ bàn Môn giải thoát này Trí Tràng biết. ‘’ Tùy tâm sở thích của chúng sinh.’’ Phải tùy thuận tâm chúng sinh, phải tùy thuận sở thích của chúng sinh, phàm là chúng sinh có mong cầu gì, đều khiến cho họ được như ý. Mười hạnh nguyện lớn của Bồ Tát Phổ Hiền phát ra, là tùy sở thích của tâm chúng sinh. Mười hạnh nguyện lớn là : [b]1. Kính lễ các đức Phật. 2. Khen ngợi Như Lai. 3. Rộng tu cúng dường. 4. Sám hối nghiệp chướng. 5. Tùy hỷ công đức. 6. Thỉnh chuyển bánh xe pháp. 7. Thỉnh Phật ở lại đời. 8. Thường học theo Phật. 9. Luôn thuận chúng sinh. 10. Hồi hướng khắp hết. [/b] 1. Lễ kính chư Phật : Lễ có bảy thứ : [b]a. Ngã mạn lễ. b. Cầu danh lễ. c. Cung kính lễ. d. Vô tướng lễ. e. Khởi dụng lễ. f. Nội quán lễ. g. Thật tướng lễ. [/b] Khi nào giảng đến phẩm này, thì sẽ giải thích cặn kẽ. Trong sự lễ có một thứ lễ[b] "ngã mạn lễ". Tức là khi lạy xuống thì tâm không quán tưởng, không nghĩ ta đang lễ mười phương Phật, lễ mười phương Pháp, lễ mười phương Tăng. Thân cũng chẳng cung kính, chỉ là hình thức mà thôi, là việc phô diễn, cẩu thả, không thành tâm, không trang nghiêm.[/b] Phải lễ như thế nào ?[b] Phải nên thân tâm cung kính lễ. Trong tâm quán tưởng ta đang lạy Phật, lạy Pháp, lạy Tăng.[/b] Tư thế [b]thân lạy phải tự nhiên, năm thể (đầu, hai tay, hai chân) phải đụng đất, như thế mới có công đức.[/b] 2. Khen ngợi Như Lai :[b] Tức là khen ngợi công đức mười phương Như Lai, đem công đức của Phật nói cho chúng sinh nghe,[/b] tốt đẹp như thế nào ! Trang nghiêm ra sao ! Khen ngợi [b]tán thán lợi ích của Như Lai, trừ được chướng ác khẩu đắc được biện tài vô ngại.[/b] [b] 3. Rộng tu cúng dường : Tức là phải luôn luôn cúng dường Tam Bảo, cúng dường tài vật là tu phước, cúng dường pháp là tu huệ. Phước huệ đều đủ mới có công đức.[/b] 4. Sám hối nghiệp chướng :[b] Tức là đem tội lỗi của mình nói ra hết, do đó : "Tội lỗi tày trời, sám hối liền tiêu". [/b] Những tội lỗi đã tạo trong quá khứ phải thật tâm hối cải, mới mong cứu được. Ðó là cho chúng sinh cơ hội sửa đổi lỗi lầm, làm con người mới. Người xưa nói: [b]"Người chẳng phải Thánh Hiền, Ai mà chẳng có tội, Có tội mà biết cải, Còn việc thiện nào hơn" ![/b] 5. Tùy hỷ công đức : Tức là tùy thuận vui vẻ tất cả công đức pháp lành. [b]Phật thuyết pháp độ chúng sinh, công đức dạy người không mỏi mệt, chúng ta phải tùy hỷ. Công đức của Phật vì pháp mà xả thân cũng phải tùy hỷ. Thậm chí công đức của Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn .v.v., cũng phải tùy hỷ. [/b] 6. Thỉnh chuyển bánh xe pháp : Tức là chúng sinh thỉnh Phật nói diệu pháp.[b] Ðức Phật vào Niết Bàn rồi thì, chúng sinh thỉnh đại thiện trí thức, đại pháp sư để chuyển bánh xe pháp, tiếp nối huệ mạng của Phật.[/b] 7. Thỉnh Phật ở lại đời : Tức là [b]thỉnh mười phương chư Phật và các đại Bồ Tát, các đại A La Hán, các đại thiện tri thức đừng vào Niết Bàn, vì lợi lạc chúng sinh mà ở lại đời.[/b] 8. Thường học theo Phật : Tức là thường học theo hạnh của Phật. [b]Mỗi cử chỉ hành động của đức Phật đều là quy cụ, không những phải học theo lời dạy của Phật (ngôn giáo) mà còn phải học theo oai nghi cử chỉ của Phật (thân giáo). Ngôn giáo (lời dạy) là Kinh điển, thân giáo là giới luật.[/b] 9. Luôn thuận chúng sinh : Tức là thường tùy thuận căn tính của chúng sinh, khiến cho họ đắc được lợi ích, khiến cho họ đắc được thành tựu.[b] Cúng dường chúng sinh, khiến cho họ hoan hỷ, lấy chúng sinh đáng làm cha mẹ để cung kính, lấy chúng sinh đáng làm chư Phật để cung kính.[/b] 10. Hồi hướng khắp hết :[b] Tức là đem tất cả căn lành công đức của mình tu được, hồi hướng cho tất cả chúng sinh, chính mình không cần.[/b] Bất cứ pháp hội gì, cuối cùng nhất định phải hồi hướng. Do đó :‘’ Nguyện đem công đức này, hướng vế khắp tất cả, đệ tử và chúng sinh, đều trọn thành Phật đạo.’’ ‘’ Phật dùng thần lực để thị hiện.’’ Trong tâm của chúng sinh thích gì thì đều được như ý. Phật đại từ đại bi dùng sức thần thông, khiến cho tất cả chúng sinh đạt được nguyện vọng, không làm cho chúng sinh thất vọng. Tóm lại,[b] phàm là sự mong cầu chánh đáng, đức Phật nhất định có cảm ứng. Chúng sinh mong cầu gì ? Phật bèn thị hiện cái đó.[/b] ‘’ Hết thảy khác biệt không nghĩ bàn.’’ Tất cả tâm chúng sinh đều không giống nhau. [b]Có những người có tín tâm đối với Phật pháp, có những người chẳng có tín tâm đối với Phật pháp. Có những người bán tín bán nghi đối với Phật pháp. Có người vì nghe Kinh điển, cảm thấy có đạo lý mà sinh tín tâm, do đó đến nghiên cứu Phật pháp. Có người nghe Kinh như gió ngoài tai, qua rồi chẳng lưu lại, quên hết tất cả. Có người nghe Kinh thì khởi vọng tưởng, tưởng đi du lịch đến cung trăng. Có người nghe Kinh thì sinh chấp trước, đây là ta, đó là họ, Kinh này là Kinh đời nhà Tấn, Kinh nọ là Kinh đời nhà Ðường, đó là tâm phân biệt. Những người này đều có tư tưởng khác nhau, suy nghĩ khác nhau, cho nên nói hết thảy khác biệt không nghĩ bàn.[/b] ‘’ Môn giải thoát này Trí Tràng biết.’’ Nhiều thứ cảnh giới khác nhau, chẳng có cách chi hiểu được, nhưng vị Vua Trời Tự Tại Trí Huệ Tràng này đắc được pháp môn giải thoát này. Tất cả cõi nước trong quá khứ Ðều thị hiện trong lỗ chân lông Ðó là thần thông của chư Phật Ái Lạc Tịch Tĩnh diễn nói được. ‘’ Tất cả cõi nước trong quá khứ.’’ Quá khứ chẳng có quá khứ, hiện tại chẳng có hiện tại, vị lai chẳng có vị lai, đó là đạo lý trong Kinh Kim Cang nói. Kinh văn nói như vầy : "Tam tâm liễu bất khả đắc, Quá khứ tâm bất khả đắc, Hiện tại tâm bất khả đắc, Vị lai tâm bất khả đắc". Sao lại nói tâm quá khứ không thể được ? Vì quá khứ đã qua rồi, qua rồi thì chẳng có, cho nên nói :‘’ Quá khứ tâm bất khả đắc.’’ Sao lại nói tâm hiện tại không thể được ? [b]Vì hiện tại thì không ngừng lại, nói bây giờ là hiện tại, nói xong cũng qua rồi, thời gian không thể ngừng lại bất động cho nên nói ‘’ Hiện tại tâm bất khả đắc.’’[/b] Sao lại nói tâm vị lai không thể đắc được ? Vì vị lai thì chưa đến, không có đến cũng không thể được, cho nên nói : ‘’ Vị lai tâm bất khả đắc.’’ Do đó : "Tam tâm bất liễu thủy nan tiêu, Ngũ quán yếu minh kim dã hóa". Tạm dịch : Ba tâm không thấu nước khó tiêu Năm quán tỏ rõ vàng cũng tiêu hoá được. Nghĩa là nói : Nếu tồn tại tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai, dù thí chủ cúng dường một ly nước trà, cũng không tiêu thọ được, càng không cách chi tiêu hóa được tách trà. Nếu hiểu được đạo lý năm quán niệm thì dù vàng cũng tiêu hóa được. Năm quán là gì ? Tức là khi ăn Quá đường thì phải niệm năm quán niệm : 1. Tính xem công bao nhiêu, thức ăn từ đâu đến ? 2. Xem xét đức hạnh của mình thiếu hay đủ, để nhận đồ cúng dường. 3. [b]Phòng ngừa tâm tạo tội, tham là gốc.[/b] 4. [b]Thức ăn là thuốc hay, chữa được bệnh khô gầy.[/b] 5. [b]Vì thành đạo nghiệp mới dùng cơm này.[/b] Người xuất gia khi ăn cơm, thì phải quán tưởng năm điều này, mới thọ sự cúng dường. ‘’ Ðều thị hiện trong lỗ chân lông.’’ Tất cả các cõi Phật trong quá khứ, tuy nhiên là vô lượng vô biên, nhưng trong một lỗ chân lông thị hiện ra các cõi Phật. Có người nói : ‘’ Ðạo lý này tôi không tin.’’ Ðương nhiên bạn không tin, vì bạn là phàm phu. Nếu bạn tin thì minh bạch được cảnh giới của Phật. Vì căn lành của bạn không đủ, gặp được Phật pháp chân chánh, nghe được Phật lý chân chánh, còn không tin. Vì sao [b]không tin ? Vì nghiệp chướng quá nặng, nghiệp chướng quá sâu ! Cho nên bạn không tin Phật pháp là thuốc hay cứu đời cứu người.[/b] [b]Ma vương mong muốn chúng sinh đừng tin Phật pháp, vì sao ? Nếu chúng sinh tin Phật pháp, thì quyến thuộc của chúng bớt đi, cho nên Ma vương phái con ma cháu ma phá hoại Phật pháp, thấy người tu hành thành tựu,[/b] thì chúng bèn đến dẫn dụ, đến uy hiếp. Ðịnh lực của người tu hành không đủ, thì dễ tẩu hỏa nhập ma, chịu sự khống chế của chúng.[b] Cho nên người tu đạo phải chú ý, phải cẩn thận, bất cứ cảnh giới gì hiện ra, tốt cũng đừng chấp trước, xấu cũng đừng chấp trước, căn bản tâm đừng lay động.[/b] Lúc này phải [color=#FF0000][b]một lòng một dạ, niệm danh hiệu của Phật, cảnh giới thật càng niệm càng sáng sủa, càng niệm càng rõ ràng ; nếu là cảnh giới giả, càng niệm càng đen tối, càng niệm càng lờ mờ. Ðó là phương pháp Kinh nghiệm thật giả.[/b] [/color] Cảnh giới ảo diệu bất khả tư nghì này, bạn không cách chi thấu hiểu được. Ðợi khi nào có ngũ nhãn lục thông, thì mới biết là việc rất bình thường, chẳng có gì là lạ. Giống như hai mươi năm về trước, có người nói con người có thể lên mặt trăng, tương lai có thể du hành đến mặt trăng, bạn sẽ cho rằng đó là thần thoại. Bây giờ thực hiện được, mọi người đều tin. Trong một lỗ chân lông, hiện ra cõi nước chư Phật cũng là đạo lý này. ‘’ Ðây là thần thông của chư Phật.’’ Tức là đại thần thông lực của mười phương chư Phật, mới hiện ra được cảnh giới này. Phật giáo lấy pháp giới làm tánh, ai cũng chạy không ra khỏi ngoài pháp giới. Tất cả các tôn giáo, đều bao dung ở trong Phật giáo. Nhất là bộ Kinh Hoa Nghiêm này, chỗ diệu dụng là lấy pháp giới làm tông, chuyên nói về đạo lý, lý sự vô ngại trong pháp giới. ‘’ Ái Lạc Tịch Tĩnh diễn nói được.’’ Thần thông lực của Phật là tận hư không khắp pháp giới. Vị Ái Lạc Tịch Tĩnh Thiên Vương diễn nói được đạo lý này. Tất cả biển pháp môn vô tận Ðồng vào một pháp trong đạo tràng Ðó là pháp tánh của Phật nói Trí Nhãn thấu được phương tiện này. ‘’ Tất cả biển pháp môn vô tận.’’ Tất cả pháp tức là tám vạn bốn ngàn pháp môn. Mỗi pháp môn trong tám vạn bốn ngàn pháp môn, lại có tám vạn bốn ngàn pháp môn, là vô lượng vô biên, trùng trùng vô tận, cho nên nói tất cả biển pháp môn vô tận. ‘’ Ðồng vào một pháp trong đạo tràng.’’ Pháp môn có rất nhiều không thể nói, bây giờ đem dung vào thành một pháp môn. Tức cũng là vô lượng pháp môn nhiếp làm một pháp môn, một pháp môn tán làm vô lượng pháp môn, cho nên nói đồng vào một pháp trong đạo tràng. ‘’ Ðó là pháp tánh của Phật nói.’’ Pháp này một tức là nhiều, nhiều tức là một. Một nhiều vô lượng, một nhiều vô ngại, pháp tính này là Phật Thích Ca Mâu Ni nói. ‘’ Trí Nhãn thấu được phương tiện này.’’ Phổ Trí Nhãn Thiên Vương đắc được môn giải thoát : biển tam muội vô tận này, cho nên vị này thấu rõ phương tiện pháp môn này. Tất cả cõi nước trong mười phương Ðều ở trong đó mà thuyết pháp Thân Phật không đến cũng không đi Ðây là cảnh giới Lạc Huệ Toàn. ‘’ Tất cả cõi nước trong mười phương.’’ Trên thế giới không những chỉ có thế giới Ta Bà, mà còn có mười phương thế giới, mỗi phương lại có vô lượng vô biên thế giới. Do đó, thế giới này, thế giới kia, vô lượng các thế giới, cõi nước này, cõi nước kia, vô lượng các cõi nước. ‘’ Ðều ở trong đó mà thuyết pháp.’’ Trong tất cả cõi nước chư Phật mười phương, trong mỗi cõi nước đều có Phật Thích Ca Mâu Ni, đang thuyết pháp ở trong đó, đang giáo hóa chúng sinh ở trong đó. ‘’ Thân Phật không đến cũng không đi.‘’ Ở trong mỗi thế giới này đều có Phật đang nói Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật. Phải chăng thân Phật đi đến mỗi thế giới ? Chẳng phải, vì thân Phật không đến cũng không đi. Trong Kinh Kim Cang nói : "Như Lai giả, Vô sở tùng lai, Diệc vô sở khứ, Cố danh Như Lai". Nghĩa là : Bậc Như Lai, Không từ đâu đến, Cũng không về đâu, Nên gọi Như Lai. ‘’ Ðó là cảnh giới Lạc Huệ Toàn.’’ Ðây là cảnh giới của vị Ái Lạc Huệ Toàn Thiên Vương biết rõ được, cảnh giới này thật là không thể nghĩ bàn. Người không hiểu Phật pháp, cho rằng Kinh Hoa Nghiêm Ðại Phương Quảng Phật, là bộ Kinh đại vọng ngữ, thật ra đạo lý của Kinh này nói là lý chân thật, ngàn chân vạn thật, bất quá chúng ta phàm phu chưa đạt được cảnh giới này, cho nên không hiểu được cảnh giới này. Phật quán thế pháp như hình bóng Vào nơi thâm sâu tối u ám Nói các pháp tánh thường tịch nhiên Thiện Chủng Tư Duy thấy môn này. ‘’ Phật quán thế pháp như hình bóng.’’ Phật quán sát pháp thế gian như hình như bóng, không thường, không thật. Trong Kinh Kim Cang nói : [b]"Tất cả pháp hữu vi, Như mộng huyễn bọt bóng, Như sương cũng như điện, Nên quán sát như thế".[/b] ‘’ Vào nơi thâm sâu tối u ám.’’ Tức nhiên pháp thế gian không thường, không thật, là hư vọng. Nhưng Phật đến nơi thâm sâu đen tối không thể nghĩ bàn, ở trong thế gian để hoằng dương Phật pháp. ‘’ Nói các pháp tánh thường tịch nhiên.’’ Phật nói các pháp là tướng tịch diệt, không thể diễn nói. Tức là nói không ra, đó là pháp tánh tịch diệt. ‘’ Thiện Chủng Tư Duy thấy môn này.’’ Vị Thiện Chủng Tư Duy Thiên Vương, thấy được cảnh giới này, hiểu được pháp môn này. Phật khéo biết rõ các cảnh giới Tùy tâm chúng sinh mưa pháp vũ Nói pháp xuất thế khó nghĩ lường Môn này Tịch Tĩnh Thiên ngộ được. ‘’ Phật khéo biết rõ các cảnh giới.’’[b] Phật không có gì mà không biết, không có gì mà không làm được, không có chỗ nào mà không đến, không có gì mà không thông. Phật biết rõ tất cả cảnh giới, tất cả căn tánh của chúng sinh.[/b] ‘’ Tùy tâm chúng sinh mưa pháp vũ.’’ Căn tính chúng sinh giống như cây cỏ hoa lá, rễ lớn thì hút lượng nước mưa nhiều, rễ nhỏ thì hút lượng nước mưa ít. Chúng ta chúng sinh cũng như thế, chúng sinh căn lành sâu dày, thì đắc được mưa pháp của Phật nhiều một chút, chúng sinh căn lành cạn cợt thì đắc được mưa pháp của Phật ít hơn một chút. ‘’ Nói pháp xuất thế khó nghĩ lường.’’ Vì mở bày diệu pháp không thể nghĩ bàn, đó là pháp môn xuất thế quan trọng hơn hết. ‘’ Môn này Tịch Tĩnh Thiên ngộ được.’’ Vị Vô Cấu Tịch Tĩnh Quang Thiên Vương minh bạch được cảnh giới này. Thế Tôn thường dùng đại từ bi Lợi ích chúng sinh hiện ra đời Mưa pháp cam lồ nhuận hết thảy Thanh Tịnh Quang Thiên diễn nói được. ‘’ Thế Tôn thường dùng đại từ bi.’’ Phật là đấng chí tôn, Ngài thường dùng tâm đại từ đại bi, để giáo hóa chúng sinh, bất cứ chúng sinh có sai lầm gì, Phật cũng đều tha thứ, cho nên nói Thế Tôn thường dùng đại từ bi. ‘’ Lợi ích chúng sinh hiện ra đời.’’ Phật vì lợi ích tất cả chúng sinh, cho nên mới xuất hiện ra đời, hiện tám tướng thành đạo ở thế giới Ta Bà. ‘’ Mưa pháp cam lồ nhuận hết thảy.’’ Phật là bình đẳng nhất, chẳng có quan niệm phân biệt, về giai cấp, về chủng tộc, về quốc tịch. Ngài thuyết pháp thì tất cả chúng sinh đều đắc được lợi ích. Bồ Tát thì đắc được lợi ích của Bồ Tát, A La Hán thì được lợi ích của A La Hán. Tu pháp đại thừa thì đắc được lợi ích đại thừa, tu tiểu thừa thì được lợi ích tiểu thừa, hết thảy đều có lợi ích khác nhau. Giống như bồn đựng nước, bồn lớn thì chứa nhiều nước một chút, bồn nhỏ thì chứa ít nước một chút. ‘’ Thanh Tịnh Quang Thiên diễn nói được.’’ Vị Quảng Ðại Thanh Tịnh Quang Thiên Vương diễn nói được cảnh giới này. Ở trên là mười bài kệ của mười vị Quảng Quả Thiên Vương, trời Tứ Thiền thuộc về sắc giới, nói để tán thán công đức của Phật. Lại nữa, Thanh Tịnh Huệ Danh Xưng Thiên Vương, được môn giải thoát, thấu rõ phương tiện, con đường giải thoát cho tất cả chúng sinh. Ý nghĩa ở trước chưa nói hết, bây giờ nói tiếp theo, khiến cho mọi người càng minh bạch càng hiểu rõ. Vị Thanh Tịnh Huệ Danh Xưng Thiên Vương, thuộc về cõi trời Biến Tịnh, trong cõi sắc giới trời Tam Thiền (cõi trời thứ chín thuộc về sắc giới). Vị này có trí huệ thanh tịnh, ở trong các Thiên Vương, vị này rất có danh vọng được mọi người tôn làm lãnh tụ để chỉ đạo tất cả. Vị này ngộ được Tam muội gọi là : Thấu đạt tất cả đạo giải thoát của chúng sinh. Vị này hiểu rõ chúng sinh trong chín pháp giới. Bồ Tát là chúng sinh đại đạo tâm. Duyên Giác là chúng sinh trung đạo tâm. Thanh Văn là chúng sinh tiểu đạo tâm. Thiên đạo, nhân đạo, A tu la là chúng sinh trong ba đường lành. Súc sinh, ngạ quỷ, địa ngục là chúng sinh trong ba đường ác. Ðó là chúng sinh trong chín pháp giới, mỗi loài đều có nhân, có quả của mỗi loài. Do đó trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu. Tức là trồng nhân lành kết quả tốt, trồng nhân ác kết quả xấu. Trong bổn Kinh này có nói : [b]‘’ Nếu ai muốn biết rõ, Hết thảy Phật ba đời, Hãy quán tánh pháp giới, Tất cả do tâm tạo.’’ [/b] Vạn pháp đều từ tâm tạo ra. Người xưa nói : "Tâm sinh vạn pháp sinh, Tâm diệt vạn pháp diệt". Bây giờ phân tích chữ "Tâm" này, ý nghĩa đại khái là : "Tam điểm như tinh bố, Loan quân tự nguyệt nhạ, Phi mao tùng thử khởi, Tác Phật dã do tha". Tạm dịch : Ba điểm bày như sao Uốn cong tợ trăng non Mang lông khởi từ đây Thành Phật cũng do nó. Ba điểm chữ tâm, giống như sao bày la liệt trên bầu trời. Chữ tâm, cong giống như hình trăng non mồng ba. [b]Làm trâu bò, ngựa dê đều từ tâm tạo ra ; thành Phật làm Tổ cũng từ tâm tạo ra.[/b] Cho nên nói :‘’ [b]Mười pháp giới không ngoài một niệm tâm.’’ Mười pháp giới này do mình lựa chọn. Muốn đến pháp giới nào, thì làm nghiệp pháp giới đó. Tạo ra nghiệp pháp giới nào, thì vãng sinh về pháp giới đó, đó thật là tuyệt đối công bằng.[/b] Tâm của chúng ta không ổn định, giống như hạt bụi trong hư không, lúc cao, lúc thấp, lúc trái, lúc phải, lúc lên trời, lúc xuống đất, lúc cõi Phật, lúc nhân gian. Lại có lối giải thích khác về tâm : ‘’ Thao chi tắc tồn, xả chi tắc vong, Xuất nhập vô thời, mạc chi kỳ hướng.’’ Nghĩa là : Giống như một con ngựa, dắt nó thì nó không chạy ; nếu không dắt nó thì nó chạy[b]. Tâm của chúng ta cũng như thế, tiết chế nó, xem giữ nó thì nó ở, không tiết chế, không xem giữ nó thì nó chạy. Cho nên người tu hành tức là tu tâm. Luôn luôn niệm Phật, luôn luôn tham thiền.[/b] Tu hành như vậy thì tâm không chạy đi, do đó ‘’ Tâm viên ý mã,’’ tâm không an tĩnh giống như con khỉ, chạy nhảy lăn xăn. Ý không an phận giống như con ngựa, chạy rong bên ngoài. Hai loài súc sinh này khó điều phục được. [b]Chúng ta hằng ngày khởi vọng tưởng, tức là tâm chạy bên ngoài ; niệm Phật tham thiền là pháp môn duy nhất khống chế tâm ý tại một chỗ.[/b] Xuất nhập vô thời : Tức là tâm ra đi lúc nào ? Lúc nào trở về ? Ðều không biết. Mạc tri kỳ hướng : [b]Khi tâm ra đi thì không biết tâm đi về đâu ? Khi đến cũng không biết đến đâu ?[/b] Vị Thiên Vương này thấu đạt được tâm của tất cả chúng sinh, biết cách làm thế nào để giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh hiểu rõ sự giải thoát. Cho nên vị này dùng đủ thứ phương tiện, khiến cho chúng sinh đắc được môn giải thoát xuất thế. Tối Thắng Kiến Thiên Vương được môn giải thoát, khắp thị hiện như hình bóng, tùy sự ưa thích của tất cả chúng chư Thiên. Vị Tối Thắng Kiến Thiên Vương này, kiến giải nhạy bén phi thường, chính xác phi thường. Vị này đắc được môn giải thoát, khắp thị hiện tùy sự ưa thích của tất cả Thiên chúng như hình như bóng. Có hình thì có bóng, có bóng mới có hình, hình là ánh sáng, bóng là đen tối. Hình tức là mặt trăng, mặt trăng trong nước tức là bóng. Mặt trăng chẳng đến, nước cũng chẳng đi, đó đây hổ tương chiếu soi, mà sinh ra bóng này. Lại giống như gương sáng, nếu có vật rọi vào thì hình xuất hiện, vì quan hệ có sáng thì mới hiện ra bóng. Cho nên ánh sáng bóng này thị hiện khắp. Giống như đạo lý một ngàn vũng nước, đều có ngàn mặt trăng trong nước.[b] Bổn thể của mặt trăng chẳng đến trong nước, nó chỉ có một, chỉ cần ngàn vũng nước thì hiện ra ngàn mặt trăng trong nước. Vạn vũng nước thì có vạn mặt trăng trong vũng nước. Bất cứ vũng nước lớn hoặc nhỏ, chỉ cần chỗ nào có nước, thì đều hiện ra bóng mặt trăng. Mặt trăng chẳng có tâm phân biệt, là bình đẳng.[/b] Phật và chúng sinh cũng như thế. Phật tương tợ như mặt trăng, tâm chúng sinh giống như nước. [b]Tâm nước của chúng sinh thanh tịnh thì hiện Phật quang minh ; tâm nước của chúng sinh không thanh tịnh, thì không hiện Phật quang minh[/b]. Trong bổn Kinh này nói : "Bồ Tát thanh lương nguyệt, Thường du tất kính không, Chúng sinh tâm cấu tịnh, Bồ đề ảnh hiện trung". Tạm dịch : [b]Bồ Tát như trăng sáng Thường lơ lửng trên trời Tâm chúng sinh trong sạch Bóng bồ đề hiện ra.[/b] Quang minh của Phật, giống như mặt trăng sáng mát mẻ ở không trung, hiện ra ở trong tất kính không, nếu tâm nước chúng sinh thanh tịnh thì, bồ đề giác đạo tùy thời hiện bóng ở trong tâm. Tịch Tĩnh Ðức Thiên Vương được môn giải thoát, đại phương tiện trang nghiêm thanh tịnh, khắp tất cả cảnh giới của Phật. Vị Tịch Tĩnh Ðức Thiên Vương này, có đức tịch tĩnh. Ðức tịch tĩnh là gì ? Tức là có công phu thiền định. Vị này không những có công phu thiền định, mà còn khiến cho chúng sinh, cũng có công phu thiền định. Phàm là chúng sinh thấy được vị này, đều sinh ra thứ định tâm này. Vị này cũng khiến cho chúng sinh, tinh tấn tu thiền định. Lâu dần tích tụ được vô lượng vô biên công đức, có đức tịch tĩnh, cho nên xưng là Tịch Tĩnh Ðức Thiên Vương. Môn giải thoát của vị này đắc được gọi là : đại phương tiện trang nghiêm thanh tịnh, khắp tất cả cảnh giới của Phật. Vị Thiên Vương này trong khoảng một niệm, có thể trang nghiêm khắp cõi Phật trong mười phương. Ðồng thời, đó đều là trang nghiêm tốt đẹp thù thắng, và thanh tịnh hết thảy tất cả cảnh giới của Phật, lại có thể trang nghiêm thần thông tất cả cõi Phật trong mười phương, và vị này lại có thể hiển hiện cảnh giới này làm đại phương tiện. Ðại phương tiện là gì ? Tức là phương tiện trong sự bất phương tiện. Bổn lai pháp phương tiện này không thể dùng, nhưng vị này dùng được phương tiện này, không những dùng được mà còn không chướng ngại.

Không có nhận xét nào: