Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử, mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử. Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần, quý vị dã gieo trồng một triệu chủng tử. Cứ niệm, đừng lo tâm tán loạn. - HT Tuyên Hóa
Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2009
Hoa nghiêm 8
Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.
Sắc thân Như Lai đẹp thanh tịnh
Hiện khắp mười phương không gì sánh
Thân này không tánh không chỗ nương
Thiện Tư Duy Thiên quán sát được.
‘’ Sắc thân Như Lai đẹp thanh tịnh.’’ Pháp thân của Như Lai là thanh tịnh, báo thân của Như Lai cũng thanh tịnh, ứng thân Như Lai cũng thanh tịnh, cho nên nói sắc thân Như Lai đẹp thanh tịnh, là sắc thân vàng tốt đẹp trang nghiêm.
‘’ [b]Hiện khắp mười phương không gì sánh.’’ Sắc thân thanh tịnh quang minh tốt đẹp này không thể nghĩ bàn, thị hiện khắp mười phương thế giới của chư Phật. Tức là mười phương chư Phật, cũng không thể sánh được thân quang minh thanh tịnh của Phật, cho nên nói hiện khắp mười phương không thể sánh.[/b]
‘’ [b]Thân này không tánh không chỗ nương.’’ Sắc thân Phật này đẹp thanh tịnh, chẳng có tự tánh cũng chẳng có chỗ nương tựa. Vì Phật rất tự tại, vô tại vô bất tại, vô sở bất tại (chẳng có chỗ nào mà không có thân Phật), cho nên nói thân này không tánh không chỗ nương.[/b]
‘’ Thiện Tư Duy Thiên quán sát được.’’ Cảnh giới này vị Thiện Tư Duy Quang Minh Thiên Vương thấy được.
Âm thanh Như Lai không hạn lượng
Người được giáo hóa thảy đều nghe
Mà Phật tịch nhiên luôn bất động
Giải thoát này Lạc Trí Thiên chứng.
‘’ Âm thanh Như Lai không hạn lượng.’’[b] Âm thanh của Như Lai vô cùng vô tận, không có hạn lượng, không có trở ngại, cho nên bất cứ đi đến đâu, cũng đều nghe được âm thanh của Phật.[/b]
Tôn giả Mục Kiền Liên vận dụng sức thần thông đi về hướng đông. Ði qua vô lượng trăm ngàn ức cõi Phật, vẫn nghe được âm thanh của Phật như ở trước mặt, nghe được rất rõ ràng, cho nên nói âm thanh của Như Lai không hạn lượng.
[b]‘’ Người được giáo hóa thảy đều nghe.’’ Chúng sinh có duyên với Phật, đều nghe được âm thanh của Phật. Nếu chúng sinh không có duyên, thì không bàn đến,[/b] do đó :
"Nước mưa tuy nhiều,
Cỏ khô rễ không thể sống lại được,
[b]Cửa Phật tuy rộng,
Khó độ những người không có duyên".[/b]
[b]Phật cũng có ba điều không thể làm được :
1. Không thể diệt được định nghiệp.
2. Không thể độ người không có duyên.
3. Không thể độ hết cõi chúng sinh.
[/b]
‘’ Mà Phật tịch nhiên luôn bất động.’’ Chúng sinh không đến chỗ Phật, Phật cũng không đến chỗ chúng sinh, nhưng âm thanh của Phật, chúng sinh đều nghe khắp hết. Ðó là nhân duyên gì ?[b] Phật vẫn ngồi ở cõi Thường Tịch Quang, tu hành thường lạc ngã tịnh, vì âm thanh của Phật vô ngại, bất cứ cõi nước nào, bất cứ loại chúng sinh nào, đều nghe được âm thanh của Phật rõ ràng.[/b]
‘’ Giải thoát này Lạc Trí Thiên chứng.’’ Môn giải thoát này vị Khả Ái Lạc Ðại Trí Thiên Vương chứng được.
Tịch tĩnh giải thoát chúa trời người
Mười phương không chỗ nào chẳng hiện
Quang minh chiếu sáng khắp thế gian
Pháp vô ngại này Nghiêm Tràng thấy.
‘’ Tịch tĩnh giải thoát chúa trời người.’’ Tịch tĩnh là nơi không ồn ào. Vì nơi tịch tĩnh mới đắc được giải thoát, đắc được giải thoát mới thật tịch tĩnh. Tên gọi này chỉ có đức Phật, mới đảm đang được, mới có tư cách xưng là, tịch tĩnh giải thoát chúa của trời, người.
‘’ Mười phương không chỗ nào chẳng hiện.’’ Pháp thân Phật, là vô tại vô sở bất tại. Mười phương thế giới, không có chỗ nào mà Phật chẳng đến, Phật chẳng đi, Phật không ở đó. Cho nên mới nói mười phương không chỗ nào không hiện.
‘’ Quang minh chiếu sáng khắp thế gian.’’ Quang minh của Phật, chiếu sáng ba ngàn đại thiên thế giới, trí huệ quang minh đầy khắp thế gian, khiến cho chúng sinh đều đắc được lợi ích, bỏ trần lao hợp với giác ngộ, lìa khổ được vui.
‘’ Pháp vô ngại này Nghiêm Tràng thấy.’’ Ðắc được pháp vô ngại này, thấy được pháp vô ngại này, là vị Phổ Âm Trang Nghiêm Tràng Thiên Vương, vị này thấu hiểu được pháp môn này.
Phật trong vô biên biển đại kiếp
Vì chúng sinh mà cầu bồ đề
Các loại thần thông hóa hết thảy
Danh Xưng Quang Thiên ngộ pháp này.
‘’ Phật trong vô biên biển đại kiếp. Ðức Phật :
"Tam kỳ tu phước huệ,
Bách kiếp chủng tướng hảo".
Nghĩa là :
Ba A Tăng Kỳ kiếp tu phước huệ,
Trăm kiếp trồng tướng tốt.
Nói là ba đại A Tăng Kỳ kiếp, thực ra không biết trải qua bao nhiêu đại A Tăng Kỳ kiếp ? A Tăng Kỳ kiếp dịch là "vô lượng số". Ba vô lượng số kiếp, sâu rộng như biển cả, cho nên nói Phật trong vô biên biển đại kiếp.
‘’ Vì chúng sinh mà cầu bồ đề.’’ Mục đích Phật tu đạo, là vì giáo hóa chúng sinh, khiến cho chúng sinh đều thành Phật đạo. Chẳng phải vì chính mình, mà là vì chúng sinh mà phát tâm bồ đề, khiến cho chúng sinh đồng thời đều chứng được A Nậu Ða La Tam Miệu Tam Bồ Ðề (vô thượng chánh đẳng chánh giác).
‘’ Các loại thần thông hóa hết thảy.’’ Phật rất từ bi, dùng các loại thần thông, các loại công đức, để giáo hóa tất cả chúng sinh, không những giáo hóa chúng sinh hữu tình, mà còn giáo hóa chúng sinh vô tình.
‘’ Danh Xưng Quang Thiên ngộ pháp này.’’ Vị Danh Xưng Quang Thiện Tinh Tấn Thiên Vương ngộ được pháp môn này.
Ở trên là kệ của mười vị Ðại Tự Tại Thiên Vương nói, thuộc về sắc giới, trời Sắc Cứu Cánh cao nhất trong trời Ngũ Bất Hoàn (cũng là sắc giới Thập Bát Thiên).
Lại nữa, Khả Ái Lạc Pháp Quang Minh Tràng Thiên Vương, được môn giải thoát, quán khắp tất cả căn tánh của chúng sinh, để thuyết pháp dứt nghi cho họ.
Ý nghĩa lại nữa là Kinh văn ở trước chưa nói hết lại tiếp tục nói.
Vị Khả Ái Lạc Pháp Quang Minh Tràng Thiên Vương này, thuộc về sắc giới trời Quảng Quả trong Trời Tứ Thiền (Sắc giới cõi trời thứ mười hai). Vị này hoan hỷ nhất về Phật pháp. Bất cứ pháp gì, vị này đều tu hành, không những tu hành mà còn tinh tấn, cho nên đắc được đại trí huệ, giống như tràng báu quang minh.
Vị này thành tựu đắc được cũng lớn, đắc được tam muội thù đặc, biết được căn tánh của chúng sinh, đều khác nhau. Tuy nhiên đều có Phật tánh, nhưng đều khác biệt.
Căn tánh con người có hai thứ. Một là lợi căn, một là độn căn. Nói đơn giản, lợi căn là người thông minh có trí huệ. Ðộn căn là người ngu si chẳng có trí huệ. Mục đích chúng ta học Phật pháp là học trí huệ, tức là "Bát Nhã". Làm thế nào mới có được trí huệ ? Từ hai phương diện mà hạ thủ công phu :
1. Vào sâu tạng Kinh trí huệ như biển.
2. Tham thiền đả tọa, trí huệ giải thoát.
Người độn căn vì họ mà thuyết pháp, nói một lần họ không hiểu, nói hai lần họ cũng không hiểu, càng nói càng hồ đồ, càng hồ đồ càng phải hỏi. Giống như đệ tử của đức Phật, Tôn giả Châu Lợi Bàn Ðà, vị này là người tối tăm ngu nhất của đức Phật, về sau vị này thành tựu biện tài vô ngại, là nghĩa trì đệ nhất. [b]Có thể thấy tu hành thì không sợ ngu độn, chỉ sợ không chịu phát tâm. Nếu chịu phát tâm thì dù hạ ngu cũng đắc được thượng trí.[/b]
Người lợi căn, nghe được một thứ đạo lý thì hiểu rõ tất cả đạo lý khác. Vị Nhan Hồi nghe một biết mười. [b]Ðề Bà Ðạt Ða là đệ tử của Phật, là người thông minh nhất, tuy nhiên có trí huệ, nhưng thông minh ngược lại bị thông minh lầm lẫn, kết quả đọa vào địa ngục.[/b]
Lợi và độn là người bình thường, khốn khó mà học là người thông minh, khốn khó mà không học là người ngu si.[b] Thánh nhân là sinh ra mà biết, hiền nhân thì học mà biết ; chúng ta là người bình thường thì phải học Phật pháp.[/b]
Có người sinh ra tâm từ bi rất lớn, có người sinh ra tâm từ bi rất nhỏ. Có người sinh ra tâm tham lam rất lớn, có người sinh ra tâm tham lam rất ít. Chúng sinh có đủ thứ căn tính khác nhau. Vị Thiên Vương này biết được dục vọng của chúng sinh. Loại chúng sinh nào hoan hỷ pháp gì, thì vị này thuyết pháp đó. Ví như gặp chúng sinh tham lam thì nói pháp bố thí cho họ nghe, nói bố thí có công đức gì ? [b]Gặp chúng sinh phạm giới, thì nói pháp trì giới cho họ nghe, nói sự lợi ích về sự trì giới. Gặp người nhiều sân hận, thì nói pháp nhẫn nhục, dạy họ học theo Bồ Tát Di Lặc, mở miệng thường cười, nhẫn việc thiên hạ không thể nhẫn[/b]. Gặp chúng sinh lười biếng giải đãi thì nói pháp tinh tấn cho họ nghe, phải siêng tu khổ hạnh, mới mong thành tựu. Do đó trồng trọt một phần thì thu hoạch một phần. Nhất là tu hành, công phu tu một ngày thì có công đức một ngày, cho nên tu hành thì không lãng phí thời gian, hy vọng mọi người đầu sào trăm trượng càng tiến tới một bước. Gặp chúng sinh tán loạn không có định lực, thì nói pháp thiền định tham thoại đầu như thế nào ? (tinh thần tập trung, nghĩ "Niệm Phật là ai" ?) Gặp chúng sinh ngu si thì nói pháp trí huệ, khiến cho họ khai mở trí huệ, đắc được cảnh giới thật tướng Bát Nhã. Ðó là Lục độ căn bản của pháp đại thừa.
Nói tỉ mỉ về căn tính của chúng sinh, thì có tám vạn bốn ngàn, Phật pháp có bốn vạn tám ngàn pháp môn, chuyên đối trị bệnh của chúng sinh. Pháp môn có cao thấp, môn nào cũng đệ nhất ; pháp môn nào đối cơ là đệ nhất, ngoài ra các pháp môn kia là đệ nhị.
[b]
Người hay thuyết pháp, thì khiến cho người sinh đạo tâm, người không hay thuyết pháp, thì khiến cho người sinh tâm thối lui, cho nên khi thuyết pháp, thì phải quán sát căn tính của đối phương, là lợi căn hay độn căn ?[/b] Ðối với người lợi căn, thì giảng về đạo lý chân không diệu hữu trung đạo đệ nhất nghĩa, khiến cho họ hiểu rõ về thật nghĩa đại thừa. [b]Ðối với người độn căn, thì nói pháp nhân duyên sinh diệt, hoặc pháp nhân quả báo ứng, khiến cho họ hiểu rõ về thật nghĩa tiểu thừa.[/b]
Tôn giả Xá Lợi Phất có hai vị đệ tử tu hành nhiều năm mà chẳng thành tựu. Xá Lợi Phất hỏi đức Phật là lý do gì ?
Ðức Phật hỏi : ‘’ Vị đó trước khi xuất gia làm nghề gì ? ‘’
Xá Lợi Phất đáp : ‘’ Một là thợ bạc, một là xem mộ.’’
Ðức Phật nói : ‘’ Nên dạy vị Tỳ kheo thợ bạc tu pháp sổ tức (đếm hơi thở), dạy vị Tỳ kheo xem mộ tu pháp quán xương trắng, như vậy thì có thể thành tựu.’’
Tôn giả Xá Lợi Phất trở về dạy tu theo như thế, không lâu hai vị đều chứng quả. Ðó là theo căn tính thích ứng với họ mà thí giáo.
Theo bệnh cho thuốc : Chúng sinh đều có bệnh phiền não, bệnh tham lam, bệnh sân hận, bệnh ngu si, vô minh .v.v. Thậm chí có tám vạn bốn ngàn thứ bệnh. Phật pháp là thuốc thần, người thuyết pháp là bác sĩ. Bác sĩ trước hết phải xem bệnh gì ? Sau đó dùng thuốc thích đáng để điều trị. Bệnh nhiệt thì dùng thuốc mát, bệnh hàn thì dùng thuốc nhiệt, như vậy mới hy vọng thuốc công hiệu chữa lành bệnh. Do đó :
[b]"Thuốc không hay dở, lành bệnh là thuốc hay ;
Pháp không cao thấp, hợp cơ là pháp diệu".[/b]
Gặp chúng sinh căn lành thành thục, thì dạy họ xuất gia tu đạo. Gặp chúng sinh không có căn lành, thì dạy họ trồng căn lành tu phước đức. Gặp chúng sinh đã trồng căn lành, thì dạy họ phương pháp làm tăng trưởng căn lành.
Tóm lại, đã tăng trưởng thì khiến cho thành thục. Ðã thành thục khiến cho giải thoát. Cho nên vì chúng sinh thuyết pháp đoạn trừ tâm nghi của họ, mà sinh ra tâm tin, đắc được môn giải thoát không chướng ngại.
Tịnh Trang Nghiêm Hải Thiên Vương được môn giải thoát, tùy sự nghĩ nhớ, khiến cho được thấy Phật.
Vị Thanh Tịnh Trang Nghiêm Hải Thiên Vương này, thanh tịnh trang nghiêm rộng lớn giống như biển, và còn trang nghiêm khắp hết thảy cõi Phật. Cảnh giới Tam muội của vị này, bất cứ lúc nào chỉ cần nghĩ nhớ đến Phật, thì sẽ thấy được Phật. Không những vị này đắc được tam muội tùy theo sự nghĩ nhớ, cũng khiến cho chúng sinh đắc được pháp môn này.
Bồ Tát Ðại Thế Chí nói : ‘’ Lúc nào bạn nghĩ nhớ Phật thì sẽ thấy Phật, trừ khi quên nghĩ nhớ thì không thấy Phật.’’ Pháp môn niệm Phật ví như mẹ con hai người, người niệm Phật là con, sở niệm Phật là người mẹ. Mẹ con sinh sống với nhau rất sung sướng, nhưng người con không giữ quy cụ, thích chơi đùa, chạy ra bên ngoài, không ở với người mẹ, lang thang phiêu bạt bên ngoài, chẳng có nghề nghiệp chính đáng. Lúc này, người mẹ luôn luôn tưởng nhớ con, có câu rằng : ‘’ Con đi ngàn dặm mẹ âu lo,’’ hôm nay nghĩ, ngày mai nghĩ, nghĩ không ngừng, nhưng người con không nghĩ đến người mẹ, lang thang bên ngoài không nhớ trở về.[b] Trải qua nhiều năm sau đó, người con hốt nhiên nghĩ nhớ người mẹ, sinh ra hồi tưởng nhớ lại. Con nghĩ tưởng mẹ, mẹ nghĩ tưởng con, cùng nhau nghĩ tưởng, khởi lên tâm điện tác dụng tương thông, do đó :‘’ tâm điện cảm ứng ‘’, người con bèn trở về nhà cố hương của mình. Do đó :[/b]
[b]"Nhớ Phật niệm Phật,
Hiện tiền tương lai,
Nhất định thấy Phật".[/b]
Chúng ta [b]niệm danh hiệu Phật A Di Ðà, thì Phật tiếp dẫn chúng ta trở về cõi Phật.[/b] Chúng ta phiêu bạt lang thang bên ngoài làm người lưu lãng, không biết trở về nhà gặp mẹ. Vị Thiên Vương này nói : ‘’ [b]Bất cứ lúc nào, bạn nhớ Phật niệm Phật, hoặc hiện tại thấy được Phật, hoặc là vị lai sẽ thấy được Phật.’’[/b] [b]Bạn niệm Phật không thấy Phật, bèn sinh tâm hoài nghi, cho rằng Kinh Phật nói không linh nghiệm. Phật thì không nói dối, pháp của Phật nói đều viên dung vô ngại. Bây giờ không thấy Phật, tương lai sẽ thấy Phật, hoặc là đời sau sẽ thấy Phật, nếu tâm thật niệm Phật thì hiện tại sẽ thấy Phật, tương lai sẽ thành Phật.[/b]
Tối Thắng Huệ Quang Minh Thiên Vương, được môn giải thoát, tánh bình đẳng không chỗ nương tựa trang nghiêm thân.
Vị Tối Thắng Huệ Quang Minh Thiên Vương này, trí huệ thù thắng nhất, có vô lượng vô biên quang minh, cho nên khai mở đại trí huệ. Vị này đắc được môn giải thoát, pháp tánh bình đẳng không chỗ y tựa trang nghiêm thân.
Pháp tánh vốn là bình đẳng, vì sao phải nói chữ "đắc" ? Vì thành Phật rồi, pháp tánh mới bình đẳng ; ở phần chúng sinh, thì đừng nói đến pháp tánh bình đẳng. Bình đẳng thì không thêm không bớt. Ở phần chúng sinh chẳng bình đẳng, đó là một lối nói pháp. Lại có một lối nói pháp nữa là, ở phần chúng sinh bình đẳng. Tại sao ? Vì pháp tánh ở phần chúng sinh chẳng bớt chút nào, ở phần chư Phật cũng chẳng thêm chút nào, nguồn gốc là bình đẳng. Vì bình đẳng cho nên không chỗ nương tựa. Tại sao không chỗ nương tựa ? Tức là không chấp trước, không có tướng ta, chẳng có thị phi. Vì không chỗ nương, mới là chân chánh bình đẳng. Nếu có chỗ nương thì không bình đẳng.
Chỗ này có người nói :‘’[b] Pháp này tôi tin, pháp kia tôi không tin ‘’, vậy bạn tin là chấp trước, không tin cũng chấp trước. Con người là động vật kỳ quái. Q[/b]uái như thế nào ? Thích đầu lại thêm đầu, không việc đi tìm việc. Hôm qua muốn ăn bột, hôm nay ăn bột rồi, lại nói ăn không ngon. Lại muốn ăn mì, muốn ăn bánh, ngày mai lại muốn ăn cơm. Ðó là đem sự việc ăn để so sánh khẩu vị ba ngày không giống nhau.
Tin Phật pháp cũng như thế, [b]trong quá khứ thì tin pháp môn niệm Phật, sớm muốn chứng niệm Phật Tam muội bèn sinh hoài nghi : ‘’Không biết cứu kính có pháp môn này chăng ? ‘’ Vì sinh tâm hoài nghi như thế, cho nên chết rồi không thể vãng sinh[/b] về thế giới Cực Lạc. [b]Ðời này lại sinh tâm hoài nghi nữa :‘’ Niệm Phật có ích lợi gì chăng ? Pháp môn này là gạt người, chỉ có người già mới niệm Phật, ta là đại trượng phu, ta không niệm Phật !‘’ Bạn xem ! Kiếp trước niệm Phật, sinh ra tâm hoài nghi, đời này càng không tin niệm Phật.
[/b]
Có người kiếp trước tin tham thiền đả tọa, tham đi tham lại chỉ còn chút nữa thì khai ngộ, nhưng họ lại sinh tâm thối chuyển. Tâm nghĩ : ‘’Tôi tham thiền một đời, mà chẳng khai ngộ, đây là pháp môn gạt người. Nghe nói niệm Phật là phương tiện pháp môn, có thể trực tiếp vãng sinh về Tây Phương, chi bằng hãy thử xem.’’ Như vậy, tham thiền đã không khai ngộ, niệm Phật cũng chẳng được vãng sinh. Do đó[b] : một chân thì ở thuyền này, một chân thì ở thuyền kia, tâm muốn đi về giang nam, lại muốn về giang bắc, kết quả lạc vào giang trung, chẳng có sở đắc ![/b]
Ngoài ra bất cứ học giáo lý, học luật, [b]học mật tông cũng đều như thế, tu một thời gian thì thay đổi, không giữ được bền lâu, thấy lạ muốn đổi cuối cùng lãng phí công phu. Vì trong quá khứ luôn luôn thay đổi mục tiêu, cho nên công phu trước kia bỏ hết, đến đời này mới luyện lại từ đầu.[/b] Có câu kệ rằng :
[b]"Tất cả là khảo nghiệm,
Hãy xem nên làm gì ?
Trước mắt không nhận thức,
Phải luyện lại từ đầu".
[/b]
Cho nên nói người là quái vật. Tâm lý một số người thích mới chán cũ, nhất là hôm nay khoa học văn minh, ngày mới tháng khác, luôn luôn dẫn dụ người.[b] Nếu ý chí không vững chắc thì chuyển theo cảnh giới, mà mất đi đạo tâm. Muốn tu pháp môn bố thí, nhưng tham luyến tiền bạc, phải biết tiền là vật bên ngoài, sinh ra không mang đến, chết cũng không mang đi, chỉ có nghiệp theo thân đi thôi. Hy vọng người giàu có làm nhiều việc có ích cho chúng sinh, [/b]như làm trường học, lập nhà thương, cô nhi viện và viện dưỡng lão, trực tiếp giải trừ khổ cho chúng sinh, công đức vô lượng !
Tự Tại Trí Huệ Tràng Thiên Vương được môn giải thoát, biết rõ tất cả pháp thế gian, trong một niệm an lập biển trang nghiêm không nghĩ bàn.
Vị Tự Tại Trí Huệ Tràng Thiên Vương này, tự tại vô cùng mà còn có trí huệ. Tự tại thì chẳng có chấp ta và chấp pháp, chẳng có chấp ta thì tướng ta là không ; chẳng có chấp pháp thì tướng pháp cũng không. Ta pháp hai chấp đều không, đó mới là tự tại, chấp ta chẳng không thì vẫn còn ta, thì chẳng đắc được tự tại. Chấp pháp chẳng không, vẫn còn chấp pháp thì cũng chẳng đắc được tự tại. [b]Người có chấp ta, cho rằng ta là đệ nhất, ta là lớn nhất, cao nhất, tôn quý nhất, các bạn đều phải cung kính ta, tín ngưỡng ta, lễ bái ta, đem cái ta để ở trước, đó là cái ta lớn gấp vạn lần so với núi Tu Di.[/b]
Người có tư tưởng như thế thì chẳng được tự tại. Người có chấp pháp cũng như thế, cho rằng pháp này là hay nhất, hy hữu nhất, khó được nhất, là không thể nghĩ bàn, vi diệu đến cực điểm, huyền diệu đến chỗ tột cùng, thật là khó gặp. Ngày đêm sáu thời không nghỉ ngơi, chuyên khởi vọng tưởng về pháp, ở trong mộng cũng như thế.[b] Cho nên người có chấp pháp và chấp ta thì không đắc được tự tại. Trí huệ là đối với ngu si mà nói, danh từ Phật giáo là tương đối. Ngu si là gì ? Tức là người ngu dốt, không những tâm lý không kiện toàn, mà sinh lý cũng không kiện khang.[/b]
Còn có một thứ người, họ không tu đạo, không tham thiền, mà muốn khai ngộ thành Phật. Không siêng năng học hành, mà muốn đậu bác sĩ. [b]Không gieo trồng mà muốn thu hoạch, tóm lại, không muốn bỏ công sức, mà muốn thành tựu. Ðó là người ngu nói mộng.[/b]
Người có trí huệ biết tôi muốn thành Phật, nhất định trước phải tu hành. Muốn làm bác sĩ, nhất định phải siêng năng học hành. Muốn thu hoạch ngũ cốc, phải nỗ lực canh tác.[b] Muốn làm việc gì, thì phải y theo đó mà làm, đừng tưởng tượng những việc không thể được. Ðứng vững trên mặt đất, tuân theo quy cụ, không làm việc cẩu thả. Người có tư tưởng như thế, bất cứ làm việc gì cũng đều thành công.[/b]
Do đó, [b]người có trí huệ, thì không làm việc ngu si,[/b] người ngu si không làm được việc có trí huệ. Người ngu si không tin nhân quả, người có trí huệ, thì tin sâu nhân quả. Cho nên nói vị Thiên Vương này, trí huệ trang nghiêm cõi Phật giống như tràng báu.
Vị Thiên Vương này có đại trí huệ, biết rõ tất cả pháp thế gian, nhưng biết rõ pháp thế gian rồi, thì cũng hiểu rõ pháp xuất thế gian. Lục Tổ Huệ Năng đại sư có nói :
"Phật pháp tại thế gian,
Không rời thế gian giác,
Bỏ thế gian cầu bồ đề,
Ví như tìm sừng thỏ".
Vị Thiên Vương này ở trong một niệm, an lập biển trang nghiêm không thể nghĩ bàn, trang nghiêm pháp giới của Phật, trang nghiêm pháp giới của Bồ Tát, trang nghiêm pháp giới của Duyên Giác, trang nghiêm pháp giới của Thanh Văn, trang nghiêm tất cả pháp giới của chúng sinh. Vị này đắc được môn giải thoát biển trang nghiêm này.
Lạc Tịch Tĩnh Thiên Vương được môn giải thoát, trong một lỗ chân lông, hiện cõi Phật không thể nghĩ bàn không chướng ngại.
Vị Lạc Tịch Tĩnh Thiên Vương này thích tịch tĩnh, pháp môn của vị này đắc được là : môn giải thoát không chướng ngại không thể nghĩ bàn. Có thể trong một lỗ chân lông hiện ra cõi Phật không thể nghĩ bàn, đó gọi là cảnh giới ‘’ trong nhỏ hiện lớn.‘’ Ở trong một lỗ chân lông, hiện ra vô lượng cõi nước chư Phật, chư Phật ở trong cõi nước giáo hóa chúng sinh, chúng sinh lại ở trong cõi Phật, tu hành thành Phật và giáo hóa chúng sinh, đó là cảnh giới trong nhỏ hiện lớn, nhưng trong nhỏ chẳng có lớn, trong lớn cũng chẳng có nhỏ. Tuyệt đối chẳng phải nói ở trong lỗ chân lông, hiện ra cõi nước chư Phật, nhất định là cõi nước chư Phật thu nhỏ lại, hoặc là làm cho lỗ chân lông lớn rộng. Lỗ chân lông cũng không lớn, cõi Phật cũng không thu nhỏ lại, mà là hổ tương bao dung, đó gọi là hổ tương không chướng ngại.
Cảnh giới phàm phu chúng ta giống như căn phòng nhỏ, không thể dung nạp được nhiều người. Cảnh giới của Phật là nhỏ dung được lớn, lớn nhập vào nhỏ. Do đó :
[b]"Trong nhỏ hiện lớn, trong lớn hiện nhỏ".[/b]
Ví như dùng tấm gương khoảng một thước, dùng gương soi cảnh thì thấy được cảnh rất xa, hiện ra trong gương. Ðó là trong nhỏ hiện lớn. Dùng cảnh soi gương, đứng ở một nơi rất xa, thấy cảnh ở trong gương đó là trong lớn hiện nhỏ. Gương cũng không lớn thêm mà cảnh giới cũng không thu nhỏ, tức có thể hiện hai thứ cảnh giới.
Phổ Trí Nhãn Thiên Vương được môn giải thoát, nhập vào phổ môn quán sát pháp giới.
Vị Phổ Trí Nhãn Thiên Vương này, có con mắt đại trí huệ, quán sát khắp tất cả mọi nơi. Mắt trí huệ của vị này, từ đâu mà đắc được ? Là từ trong Kinh điển. Nghiên cứu Kinh điển, học tập Kinh điển, là đường lối khai mở trí huệ. Kinh pháp Hoa là Kinh thành Phật ; Kinh Hoa Nghiêm là Kinh khai mở trí huệ, cũng là Kinh thành Phật, kiêm luôn cả hai.
Khai mở trí huệ là huệ đầy đủ, thành Phật là phước đầy đủ, phước huệ đều tròn đầy thì có con mắt trí huệ. Cho nên nói Kinh Hoa Nghiêm là Kinh thập toàn thập mỹ.
Lại có nói rằng, vị Thiên Vương này trong lỗ chân lông toàn thân đều có con mắt, không là chỉ một con mắt mà là vô lượng vô biên con mắt, quán sát được mười pháp giới. Tuy nhiên có nhiều con mắt nhưng hổ tương không chướng ngại. Vị này quán sát được tính pháp giới, lại có thể nhập vào tâm chúng sinh. [b]Pháp giới lớn bao mhiêu ? Lớn không có bờ mé. Nhưng không ra ngoài một tâm niệm.[/b] Pháp giới tuy lớn nhưng từ một tâm niệm hiện tiền mà trang nghiêm thành tựu. Cho nên vị Thiên Vương này đắc được môn giải thoát, nhập vào phổ môn quán sát pháp giới.
Lạc Toàn Huệ Thiên Vương được môn giải thoát, vì tất cả chúng sinh trong vô biên kiếp, thường xuất hiện vô lượng thân.
Vị Lạc Toàn Huệ Thiên Vương này, thích thu hồi lại trí huệ của mình. Vị này thường hồi quang phản chiếu, cầu nơi chính mình, không hướng cầu bên ngoài. Pháp môn của vị này tu là :[b] độ tất cả chúng sinh, hiện đủ loại thân hình, xuất hiện ở trước chúng sinh để giáo hóa chúng sinh, không bỏ một chúng sinh nào, đối với chúng sinh có duyên khiến cho họ phát tâm bồ đề. [/b]Trong vô lượng kiếp, luôn luôn giáo hóa chúng sinh, không biết nhàm mỏi. Ðó là môn giải thoát vị này đắc được.
Thiện Chủng Huệ Quang Minh Thiên Vương, được môn giải thoát, quán tất cả cảnh giới thế gian, nhập vào pháp không nghĩ bàn.
Vị Thiện Chủng Huệ Quang Minh Thiên Vương này, khéo tài bồi trí huệ của minh, vị này luôn luôn nghiên cứu Kinh Ðại Bát Nhã, trồng xuống hạt giống trí huệ Bát Nhã, khi thời cơ thành thục thì sinh ra trí huệ, phóng đại quang minh. Vị này đắc được pháp môn, quán sát tất cả cảnh giới thế gian đều không thể nghĩ bàn.
Pháp này là pháp thế gian, cũng là pháp xuất thế gian. Chẳng phải từ bỏ pháp thế gian mà có pháp xuất thế gian. Ví như bàn tay, mặt phải và mặt trái đều là bàn tay, nhưng mặt phải thì cầm đồ được, còn mặt trái không thể cầm được. Pháp thế gian và pháp xuất thế gian cũng như thế. Trở qua là pháp xuất thế gian, trở lại là pháp thế gian. Do đó dễ như trở bàn tay. Phật pháp tức là như trở bàn tay. Hiểu rõ thì là pháp xuất thế gian, hồ đồ tức là pháp thế gian. [b]Ðừng, trên đầu lại thêm đầu, riêng ngoài đi tìm pháp xuất thế ; ở trong pháp thế gian buông xả đặng tức là pháp xuất thế gian, không chấp trước tức là pháp xuất thế.[/b] Vị Thiên Vương này minh bạch đạo lý này, đắc được môn giải thoát này.
Vô Cấu Tịch Tĩnh Quang Thiên Vương, được môn giải thoát, khai thị pháp xuất yếu cho tất cả chúng sinh.
Vị Vô Cấu Tịch Tĩnh Quang Thiên Vương này, có trí huệ quang minh vô cấu mà thanh tịnh. [b]Vô cấu tức là chẳng có pháp ô nhiễm. Pháp ô nhiễm là gì ? Nói đơn giản tức là tình ái nam nữ.[/b] Có pháp ô nhiễm thì không thể đắc được quang minh tịch tĩnh, cho nên Phật giáo đề xướng pháp môn đoạn dục khử ái. Ái là gốc rễ sanh tử, ái không đoạn, thì vĩnh viễn còn sinh tử[b]. Cổ đức nói : ‘’ Tâm nhiễm dễ sinh, tịnh đức nan thành.’’ Tức là nói tâm ô nhiễm dễ sinh ra, đức tính thanh tịnh không dễ thành tựu.[/b]
Vị Thiên Vương này không có tư tưởng ô nhiễm, cho nên đắc được quang minh chân chính trí huệ tịch tĩnh. Vị này đắc được quang minh vô cấu tịch tĩnh, [b]không ích kỷ đem chỗ đắc được xuất yếu pháp của mình, truyền thọ cho chúng sinh thế gian.[/b]
Xuất yếu pháp là gì ? Tức là dùng bảo kiếm trí huệ chém sạch tất cả ma ái và ma tình, chém ma phiền não, chém ma tham lam, chém ma sân hận, chém ma ngu si, chém ma cống cao ngã mạn, chém ma vô minh, chém ma chấp trước, đó đều là yếu pháp xuất thế. Ðắc được yếu pháp xuất thế rồi, thì mới ra khỏi được thế gian, mới được giải thoát. Vị Thiên Vương này đắc được môn giải thoát yếu pháp xuất thế.
Quảng Ðại Thanh Tịnh Quang Thiên Vương, được môn giải thoát, quán sát tất cả chúng sinh đáng được hóa độ, khiến cho họ vào Phật pháp.
Vị Quảng Ðại Thanh Tịnh Quang này, có quang minh thanh tịnh rộng chẳng có bờ, lớn chẳng có mé. Thanh tịnh tức là chẳng có ô nhiễm, chẳng có vô minh. Vị này đắc được tam muội quán sát, bèn biết được chúng sinh nào cơ duyên thành thục, đáng độ được. Chúng sinh nào cơ duyên chưa thành thục thì nên đợi chờ.
Chúng sinh tin Phật cũng phải có nhân duyên. Nhân duyên thành thục, thì tự nhiên họ sẽ tín ngưỡng Tam Bảo, cúng dường Tam Bảo, cung kính Tam Bảo, hộ trì Tam Bảo, cuối cùng quy y Tam Bảo. Nhân duyên chưa thành thục, thì dù Phật ở bên cạnh, họ cũng không sinh tín tâm. [b]Chẳng phải cưỡng bách chúng sinh tin Phật, cũng chẳng phải dùng vật chất để dẫn dụ chúng sinh tin Phật, càng không dùng quan hệ nam nữ, hoặc quan hệ chính trị, khiến cho chúng sinh có sở sí đồ mà tin Phật.[/b] Mục tiêu của Phật giáo là, hoàn toàn cứu đời cứu người làm cho họ thức tỉnh, cải ác hướng thiện, chỉ dẫn chúng sinh quay đầu thì thấy bờ. [b]Tín đồ đều ngưỡng mộ Phật và cảnh giới giải thoát viên mãn vô ngại, mà tự động đến quy y Tam Bảo, tuyệt đối không có tơ hào miễn cưỡng. Phàm là thiện nam tín nữ quy y Phật giáo, đều mong muốn tâm linh an ổn và giải thoát, mà không cầu hưởng thụ vật chất.[/b]
http://tuvienhuequang.com/index.php/phap-thoai-giang-luc/190-kinh-hoa-nghiem-giang-giai/1462-kinh-hoa-nghiem-giang-giai-8
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét