Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử, mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử. Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần, quý vị dã gieo trồng một triệu chủng tử. Cứ niệm, đừng lo tâm tán loạn. - HT Tuyên Hóa
Thứ Hai, 10 tháng 8, 2009
Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh ===
Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.
CẨM NANG TU ÐẠO
Hòa Thượng Quảng Khâm
Việt Dịch: Ban Phiên Dịch Vạn Phật Thánh Thành
1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh
2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh
3. Buông Xã Túi Da Thối Này!
[b]Chương II: Khổ Hạnh
1. Vững Lòng Tin, Tu Khổ Hạnh[/b]
Nhân sinh có Bát Khổ--Sanh, Lão, Bệnh, Tử, Cầu bất đắc (khổ do mong cầu mà không được toại ý), Ái biệt ly (khổ vì phải xa lìa người mình yêu thương), Oán tằng hội (khổ vì phải gần gũi người mình oán ghét),[b] và Ngũ-ấm xí thạnh (khổ do bị tấm thân Ngũ-ấm này khống chế).[/b]
Nếu bạn [b]có nguyện lực tu Khổ-hạnh thì sau này sẽ có chút thần thông,[/b] sẽ biết được chuyện này chuyện nọ. Lúc ấy, tự mình cảm biết, tự mình làm chủ.
[b] Nếu ai ai cũng có nguyện tu Khổ-hạnh, thì ai ai cũng có thể thành Phật, có thể được vãng sanh Tây Phương, được hóa sanh từ hoa sen.[/b] Các vị xuất gia thì tấm cà-sa chính là y áo Tây Phương đấy.
[b] Cơm của kẻ xuất gia phải đạm bạc; coi đây chính là một Khổ-hạnh.[/b]
[b] Tu hành cần phải chịu cực khổ. Càng chịu cực khổ thì càng có điều tâm đắc.
[/b]
A. Khuyến Khích Tu Hành
Việc tu thì dựa vào sự thực hành của mình. Như uống nước, khi chưa uống thì bạn không biết mùi vị của nó; uống xong rồi mới biết mùi vị. Có thực hành mới đảm bảo được việc tu là chân thật.
Ði, đứng, nằm, ngồi--bạn phải dùng nó để thể hội Phật Pháp. Ngày tháng qua mau như tên bắn, chớ phóng dật!
"Một ngày đã qua,
Mạng cũng giảm dần,
Như cá cạn nước,
Thử hỏi gì vui?"
Mạng người vô thường--một hơi thở ra mà không vào lại, đời người tức hết! Bởi vậy, mau mau dũng mãnh, tinh tấn; chớ buông lung, lơi lỏng! [b]Hãy coi việc niệm Phật là gấp rút, khẩn trương nhất![/b]
Gia tài, của cải--mọi thứ ta chẳng đem theo khi sanh ra và cũng sẽ không mang theo lúc chết đi:
"Mọi thứ chẳng đem đặng,
Chỉ có nghiệp tùy thân."
[b] Ðừng nên vì những thứ ở ngoài thân mình mà lãng phí quãng đời trân quý của mình. Phải mau, sớm tu hành!
[/b]
B. Hạnh Nguyện
Thứ niệm thiện, nghiệp thiện mình đem theo (từ kiếp trước) thì ít, mà niệm ác thì nhiều. Bởi vậy, nay mình cần phải[b] tu Khổ-hạnh để tiêu trừ nghiệp chướng.[/b] Vì thế, không nên tham ngủ, tham ăn...; [b]phải quét cho sạch những thứ niệm xấu ấy! Có chánh niệm thì sẽ ít phiền não.[/b]
Khổ-hạnh là hạnh nguyện của lịch đại Tổ-Sư, của Ðức Phổ-Hiền, Văn-Thù, Quán-Âm, Ðịa-Tạng, các Ðại Bồ-tát. Ngày nay mình bắt chước, học theo gương các Ngài.
Khi Hòa-Thượng Hư-Vân đi ba bước một lạy triều sơn, Ngài một mình, một gậy, một bao ăn tạm qua ngày. N[b]gày nào lạy tới đâu thì tính tới đó; chuyện ngày mai thì để hôm sau tính. Tâm Ngài hoàn toàn không chấp trước vào đâu cả. Do đó Long, Thiên, Hộ-Pháp đều bảo vệ Ngài[/b]. Chúng ta thì chẳng có nguyện gì cả; [b]nếu có nguyện thì việc gì cũng có thể làm tới nơi tới chốn![/b]
Tu Khổ-hạnh là để nuôi dưỡng cái nguyện; xem bạn có hay không có nguyện. [b]Kẻ ít nghiệp chướng thì mới có thể phát nguyện tu Khổ-hạnh.[/b] Chư Phật, Bồ-tát thành Ðạo cũng bởi do nhờ nguyện.
Hỏi: Song tôi không thể phát đặng nguyện Khổ-hạnh?
Ðáp: Nguyện không phải là "tôi muốn như thế này, thế nọ"; bởi như vậy thì vẫn còn cái "ngã", cái "tôi." Nguyện cần phải [b]được phát một cách tự nhiên, và phải vì lợi ích của chúng sanh.[/b]
Như bản thân tôi, tôi có hề nói tôi ra sao, ra sao đâu? Ngày nay dù có thành tựu, tôi cũng không biết được!
[b]2. Làm Sao Tu Khổ Hạnh[/b]
Thế nào là[b] tu Khổ-hạnh? Tức là không so đo, tính toán mọi sự. Ðối với chuyện hằng ngày, chớ khởi tâm phân biệt.[/b]
[b] Tu Khổ-hạnh tức là rửa sạch đầu óc, thay đổi chủng tử.
Khổ-hạnh không phải là việc giản dị, vì tu Khổ-hạnh là tu tâm.[/b]
Khổ-hạnh không phải là việc đơn giản, là cứ làm "bừa." Làm "bừa" không phải là biện pháp đúng. Nếu làm "bừa" thì dù có đến hết kiếp, rồi đầu thai trở lại cũng chẳng tới đâu!
[b] Việc làm Khổ-hạnh không có nghĩa là làm cho nhiều.[/b]
Làm việc là để rèn luyện đầu óc suy nghĩ của bạn.
[b] Làm việc thì phải thong thả; không được quá gấp gáp, hấp tấp.[/b]
Làm việc lâu ngày thì sẽ quen tay; khi ấy, bạn có thể khai trí huệ. Bấy giờ, công việc cần làm ra sao, bạn chỉ cần nhìn qua là tự nhiên biết ngay; không cần phải bóp trán, suy đi nghĩ lại mới biết.
[b]
Muốn tu Khổ-hạnh, cần phải rèn luyện xem mình có khả năng xả bỏ thân này hay chăng.[/b]
Thân này là giả tạm,[b] nhất định sẽ bị hủy hoại; dù muốn cứu vãn cũng không có cách gì khôi phục.[/b]
[b] "Xả bỏ thân này" là thế nào? Tức là ăn cơm đạm, mặc áo thô, đắp ba lớp cà-sa; chẳng kể gì đến ăn ngon, mặc đẹp![/b]
Tôi dạy các bạn dựa vào Pháp-môn Niệm Phật mà tu.
Xưa, tôi ở trên núi tu hành thì chỉ tùy duyên. Hễ thức gì mọi chúng sanh ăn được thì loài người cũng có thể ăn được; đó gọi là đồ cúng dường tự nhiên của trời đất.
Nếu quá đói mà bạn cứ bướng bỉnh nhẫn chịu, thì thân thể sẽ hư hoại.[b] Tu hành thì cần phải dụng tâm; không nên tu luyện những thứ cực đoan như không ăn uống như vậy.[/b]
Tôi tu đến ngày nay, lòng cảm thấy rằng nếu vạn nhất, chẳng may mà tu trật tu sai, thì thật nguy hiểm. Duy có môn Niệm Phật là tốt nhất.
Thế nào là "mặc áo thô, ăn cơm đạm"?
Không phải là chẳng ăn cơm đâu![b] Mà là ăn để no, chứ chẳng phải ăn cho ngon;[/b] mặc đủ ấm đủ che thân, chứ chẳng phải mặc cho đẹp.[b] Ngủ vừa để có đủ tinh thần là tốt rồi; chớ ham ngủ. Ngủ nhiều rất dễ bị hôn trầm, dật dờ, nặng nề[/b].
Nếu bạn bày đặt không ăn cơm, nhịn đói, thì sẽ khiến thân thể suy nhược, rồi khó an tâm tu đặng. Vậy là uổng phí cho bạn tới đây tu hành.
Tôi xưa kia đã từng làm qua việc ấy (nhịn đói); nay già rồi mới biết là sai lầm.
Rèn luyện ngủ ngồi là việc đòi hỏi thiện căn; nó không giản dị đâu. Ðừng nói tới phương pháp, cách thức luyện tập nó, làm sao đối trị, v.v... Nói ra, các bạn thêm chấp trước.
Ðây là việc mà kẻ có thiện căn có lòng muốn tu. Khi thực hành,[b] hễ có chánh niệm thì tự nhiên sẽ thành công. Song le, nếu lầm đường trật bước, thì "thân người mất đi, khó phục hồi!"[/b] Ðã có rất nhiều người lầm lẫn rồi đấy!
Hỏi: Hòa-Thượng thường dạy chúng con học theo gương các lịch đại Tổ-Sư. Song le, nếu hoàn cảnh quá tốt đẹp: ăn, mặc, ở đều không thiếu thốn gì, thì làm sao học gương chư Tổ?
Ðáp: Các bạn không nên tham lam, đắm trước vào mọi thứ (ăn, mặc, ở); chỉ cần có thể sống qua ngày là tốt rồi.
Ðừng nói rằng có thức ăn cúng dường nhiều, rồi cắm đầu cắm cổ ăn, [b]tự làm nô lệ cho cái miệng. Song le, cũng không được ăn quá ít, để bụng đói lả. Bạn phải lượng bụng mình mà ăn, ăn đủ vừa no là tốt rồi--chớ phân biệt đồ ngon đồ dở![/b]
Hiện tại, thực phẩm đều có chất hóa học, hoặc đã bị nhiễm hóa chất, thuốc sát trùng... Khi thức ăn thật sự là không thể ăn được, hoặc là hư hoại rồi, thì chớ ăn. Cứ ăn bừa, ăn cho nhiều vào, thì có thể chết đấy!
[b]3. Buông Xã Túi Da Thối Này![/b]
Túi da thối này là để ta mượn mà tạm ở. Song le, cũng vì nó (thân này) mà ta tạo vô lượng vô biên nghiệp.
Chúng ta, ai cũng do mang nghiệp mà sinh ra, do đó đầy dẫy bệnh khổ. [b]Bớt sát sanh, niệm Phật nhiều, thì mới có thể tiêu nghiệp đặng.[/b]
Khi thân thể có [b]bệnh mà uống thuốc gì cũng chẳng lành, hãy niệm Phật thì bệnh sẽ lành, bởi Ðức Phật A-Di-Ðà là vị "Vô Thượng Y Vương" (vị vua thầy thuốc cao tuyệt nhất).[/b]
Con người phải chăng có thể trốn được kiếp số và bệnh khổ?
Thí dụ có kẻ bị đau tim; nếu y chuyên tâm niệm Phật thì bệnh tim chắc chắn sẽ lành. [b]Nếu y tuy niệm Phật mà vẫn còn muốn đi bác sĩ kiểm tra bệnh tình, thì niệm Phật trả về niệm Phật, bệnh không thể lành nổi (thiếu thành tâm).[/b] Nếu y có thể chuyên tâm trì niệm Phật hiệu thì bệnh sẽ lành, mà chính y cũng không hay biết nữa!
[b] Thân thể này giống như cái nhà; chắc chắn sẽ hư sụp. Lúc ấy dù có sửa chữa đến cách nào nó cũng sụp. Do đó chúng ta phải [color=#FF0000]buông bỏ sự chấp trước vào thân thể giả dối này; đừng nên quá chăm sóc, lo lắng cho nó.[/color][/b]
Xét cho cùng, thân này là thứ huyễn hóa; song le, chúng ta phải khéo léo lợi dụng nó để tu hành.
[b] Không nên quá quý tiếc thân này. Khi sanh bệnh, chớ quá quan tâm; vì đó là một thứ thử thách. Quá quan tâm thân này nên mới bị thử thách.[/b]
Khi bệnh, bạn phải càng thể hội sự vô thường của đời người. Khó ai tránh nổi sanh, già, bệnh, chết, và khổ; do đó, càng phải nỗ lực, tăng sức tu hành!
http://www.thuvienhoasen.org/camnangtudao-02.htm
[img/]
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét