Soi sáng thực tại
Trà đạo ngày 14.02.2017
Trà đạo ngày 14.02.2017
Hiểu đúng ngũ uẩn, nhân duyên và luân hồi sinh tử
Hỏi: Kính thưa sư ông, ở trong bộ Kinh Tương Ưng, Đức Phật có dạy: Thánh đạo tám ngành (aṭṭhaṅgik’āriya maggo) là con đường đưa đến thọ đoạn diệt, con chưa hiểu khi còn 5 uẩn thì cảm thọ vẫn còn, vậy suy ra tuy tu hành Bát Chánh Đạo nhưng năm uẩn vẫn còn thì vẫn còn cảm thọ phải không ạ?
- Con chưa phân biệt được Bát Thánh Đạo của bậc giác ngộ với Bát Chánh Đạo của hành giả đang tu tập. Kinh nói khi có Bát Thánh Đạo tức khi người đã giác ngộ thì không những thọ đoạn diệt mà năm uẩn đều đoạn diệt. Nói cách khác là ngũ uẩn không còn khởi lên nữa. Thực ra, khi con hành tứ niệm xứ, đi đứng ngồi nằm đều trọn vẹn tỉnh thức - chánh niệm tỉnh giác - thì ngay đó ngũ uẩn cũng không khởi lên, nhưng khi thất niệm thì nó lại khởi lên vì chưa hoàn toàn đoạn diệt.
Ngũ uẩn chính là tiến trình thu thập kinh nghiệm, kiến thức để hình thành bản ngã. Ngũ uẩn không thì bản ngã cũng không. Thí dụ khi đang ngồi đây mà tâm rỗng lặng trong sáng thì dù vẫn thấy vẫn nghe nhưng ngũ uẩn không khởi, còn khi nghe ai đó chửi mắng mà nổi sân thì đó là tiến trình ngũ uẩn đang khởi lên, nhưng nếu bị chửi mà tâm vẫn bình tĩnh sáng suốt, tâm không động thì vẫn không có ngũ uẩn, tức “ngũ uẩn giai không” như kinh Bát Nhã nói “chiếu kiến ngũ uẩn giai không độ nhứt thiết khổ ách” là vậy. Khởi lên bản ngã phản ứng nên mới thấy khổ (khổ khổ, hoại khổ, hành khổ) thì những thọ này mới là thọ của ngũ uẩn. Còn khi thọ bình thường như nóng lạnh, đau nhức v.v... mà không khởi tâm đối kháng thì có thọ cũng như không nên gọi là đoạn diệt thọ.
Tóm lại, còn bản ngã vô minh ái dục thì còn ngũ uẩn. Không bản ngã vô minh ái dục thì ngũ uẩn đều không.
Hỏi: Thưa Thầy, vậy khi trở về với thực tại thì không có ngũ uẩn phải không?
- Đúng rồi, khi thật sự chánh niệm tỉnh giác hay trọn vẹn tỉnh thức thì lúc đó là Minh, mà Minh thì không có hành, không có thức, không có danh sắc, không có lục nhập, không có xúc, không có thọ, không có ái, không có thủ, không có hữu, không có sinh lão tử, sầu bi khổ ưu não, tức chấm dứt 12 nhân duyên hay không còn ngũ uẩn, không còn bản ngã. Chứ không phải nhập Niết-bàn mới chấm dứt ngũ uẩn hay 12 nhân duyên, vì không lẽ chết rồi mới Minh được sao?
Thầy Viên Minh
Soi sáng thực tại
Trà đạo ngày 27.12.2016
Trà đạo ngày 27.12.2016
Duyên, nghiệp và nợ
Hỏi: Thưa sư ông, xin sư ông giải thích sự liên quan giữa duyên, nghiệp và nợ, khi sự việc xảy đến với mình con không phân biệt được đó là duyên, nghiệp hay nợ?
- Trong nhân gian, duyên thường được hiểu theo nghĩa tốt, nợ được hiểu theo nghĩa xấu. Nhân là nghiệp thiện tạo ra duyên (tốt), nhân nghiệp bất thiện tạo ra nợ (xấu) như vậy duyên và nợ đều thuộc về hậu quả của nghiệp. Theo Phật giáo thì duyên chỉ là điều kiện phụ cho nhân. Thí dụ do duyên nghịch cảnh mà có nhân tốt là nhẫn nại, trong đó duyên xấu (nợ) nhưng nhân lại tốt (nghiệp thiện). Ngược lại, nhân ngã mạn do duyên được khen ngợi, trong đó duyên tốt nhưng nhân lại xấu (nghiệp bất thiện). Nhân tạo nghiệp, quả thành duyên cho nhân khác. Cho nên cần quan sát để thấy rõ nhân (thái độ nhận thức và hành vi) là chính, còn duyên hay nợ chỉ giúp thấy ra bài học nhân quả. Theo Tổ Đạt-ma có 4 cách sống tuỳ duyên và nợ đó là:
• Tùy duyên hạnh: Sống bằng lòng với quả tốt (duyên) do nhân lành đời trước đã tạo.
• Báo oán hạnh: Sống nhẫn nại với quả xấu (nợ) do nhân bất thiện đời trước đã làm.
• Xứng pháp hạnh: Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.
• Vô sở cầu hạnh: Sống tri túc thiểu dục, không mong cầu thỏa mãn lòng tham muốn.
• Báo oán hạnh: Sống nhẫn nại với quả xấu (nợ) do nhân bất thiện đời trước đã làm.
• Xứng pháp hạnh: Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.
• Vô sở cầu hạnh: Sống tri túc thiểu dục, không mong cầu thỏa mãn lòng tham muốn.
Cận tử nghiệp
Hỏi: Thưa thầy làm thế nào để tâm không dao động
không sợ hãi trước lúc lâm chung ạ?
không sợ hãi trước lúc lâm chung ạ?
- Muốn lúc lâm chung không dao động không sợ hãi thì bây giờ nên tập sống đối diện trước mọi sự mọi vật đều chánh niệm tỉnh giác, không sợ hãi, không lo lắng thì khi lâm chung sẽ không lo lắng sợ hãi.
Trong cơ thể chúng ta hàng ngày chuyện sống chết xảy ra rất bình thường, những tế bào máu luôn được thay thế, mỗi lần thở vào thở ra là có sự sinh diệt liên tục v.v... Cho nên sự sinh diệt diễn ra từng giây phút, từng sát-na. Khi còn sống biết quan sát sự sinh diệt của thân tâm và ngoại cảnh mà không lo lắng sợ hãi thì đến lúc chết cũng sẽ nhẹ nhàng thanh thoát.
Hỏi: Xin thầy giải thích về tiến trình tử tâm và cận tử nghiệp ạ.
- Khi lâm chung những nghiệp quá khứ sẽ tái hiện như một cuốn phim rất nhanh, mà chúng ta không thể chọn lựa được. Có 3 hình thức xuất hiện lúc lâm chung gọi là cận tử nghiệp, đó là:
• Nghiệp: Những nghiệp nào đã làm trong quá khứ mạnh nhất sẽ tái hiện, có thể là nghiệp thiện hay bất thiện.
• Nghiệp tướng: Một số hình ảnh ấn tượng nhất, hoặc thói quen sẽ tái hiện, có thể là hình ảnh thiện hay bất thiện.
• Thú tướng: Một số cảnh giới thiện hoặc bất thiện sẽ xuất hiện như là dự đoán cõi tái sinh trong kiếp kế.
• Nghiệp tướng: Một số hình ảnh ấn tượng nhất, hoặc thói quen sẽ tái hiện, có thể là hình ảnh thiện hay bất thiện.
• Thú tướng: Một số cảnh giới thiện hoặc bất thiện sẽ xuất hiện như là dự đoán cõi tái sinh trong kiếp kế.
Khi những cận tử nghiệp này xuất hiện sẽ tuỳ thái độ tâm lúc đó mà tái sinh, như trầm tĩnh sáng suốt thì tái sinh vào cõi tốt, hoặc giải thoát, còn lo lắng sợ hãi thì tái sinh vào cõi xấu.
Thầy Viên Minh
Soi sáng thực tại
Trà đạo ngày 27.12.2016
Trà đạo ngày 27.12.2016
Duyên, nghiệp và nợ
Hỏi: Thưa sư ông, xin sư ông giải thích sự liên quan giữa duyên, nghiệp và nợ, khi sự việc xảy đến với mình con không phân biệt được đó là duyên, nghiệp hay nợ?
- Trong nhân gian, duyên thường được hiểu theo nghĩa tốt, nợ được hiểu theo nghĩa xấu. Nhân là nghiệp thiện tạo ra duyên (tốt), nhân nghiệp bất thiện tạo ra nợ (xấu) như vậy duyên và nợ đều thuộc về hậu quả của nghiệp. Theo Phật giáo thì duyên chỉ là điều kiện phụ cho nhân. Thí dụ do duyên nghịch cảnh mà có nhân tốt là nhẫn nại, trong đó duyên xấu (nợ) nhưng nhân lại tốt (nghiệp thiện). Ngược lại, nhân ngã mạn do duyên được khen ngợi, trong đó duyên tốt nhưng nhân lại xấu (nghiệp bất thiện). Nhân tạo nghiệp, quả thành duyên cho nhân khác. Cho nên cần quan sát để thấy rõ nhân (thái độ nhận thức và hành vi) là chính, còn duyên hay nợ chỉ giúp thấy ra bài học nhân quả. Theo Tổ Đạt-ma có 4 cách sống tuỳ duyên và nợ đó là:
• Tùy duyên hạnh: Sống bằng lòng với quả tốt (duyên) do nhân lành đời trước đã tạo.
• Báo oán hạnh: Sống nhẫn nại với quả xấu (nợ) do nhân bất thiện đời trước đã làm.
• Xứng pháp hạnh: Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.
• Vô sở cầu hạnh: Sống tri túc thiểu dục, không mong cầu thỏa mãn lòng tham muốn.
• Báo oán hạnh: Sống nhẫn nại với quả xấu (nợ) do nhân bất thiện đời trước đã làm.
• Xứng pháp hạnh: Sống thuận pháp tức dù hoàn cảnh nào cũng thường chánh niệm tỉnh giác, rõ biết thực tại.
• Vô sở cầu hạnh: Sống tri túc thiểu dục, không mong cầu thỏa mãn lòng tham muốn.
Cận tử nghiệp
Hỏi: Thưa thầy làm thế nào để tâm không dao động
không sợ hãi trước lúc lâm chung ạ?
không sợ hãi trước lúc lâm chung ạ?
- Muốn lúc lâm chung không dao động không sợ hãi thì bây giờ nên tập sống đối diện trước mọi sự mọi vật đều chánh niệm tỉnh giác, không sợ hãi, không lo lắng thì khi lâm chung sẽ không lo lắng sợ hãi.
Trong cơ thể chúng ta hàng ngày chuyện sống chết xảy ra rất bình thường, những tế bào máu luôn được thay thế, mỗi lần thở vào thở ra là có sự sinh diệt liên tục v.v... Cho nên sự sinh diệt diễn ra từng giây phút, từng sát-na. Khi còn sống biết quan sát sự sinh diệt của thân tâm và ngoại cảnh mà không lo lắng sợ hãi thì đến lúc chết cũng sẽ nhẹ nhàng thanh thoát.
Hỏi: Xin thầy giải thích về tiến trình tử tâm và cận tử nghiệp ạ.
- Khi lâm chung những nghiệp quá khứ sẽ tái hiện như một cuốn phim rất nhanh, mà chúng ta không thể chọn lựa được. Có 3 hình thức xuất hiện lúc lâm chung gọi là cận tử nghiệp, đó là:
• Nghiệp: Những nghiệp nào đã làm trong quá khứ mạnh nhất sẽ tái hiện, có thể là nghiệp thiện hay bất thiện.
• Nghiệp tướng: Một số hình ảnh ấn tượng nhất, hoặc thói quen sẽ tái hiện, có thể là hình ảnh thiện hay bất thiện.
• Thú tướng: Một số cảnh giới thiện hoặc bất thiện sẽ xuất hiện như là dự đoán cõi tái sinh trong kiếp kế.
• Nghiệp tướng: Một số hình ảnh ấn tượng nhất, hoặc thói quen sẽ tái hiện, có thể là hình ảnh thiện hay bất thiện.
• Thú tướng: Một số cảnh giới thiện hoặc bất thiện sẽ xuất hiện như là dự đoán cõi tái sinh trong kiếp kế.
Khi những cận tử nghiệp này xuất hiện sẽ tuỳ thái độ tâm lúc đó mà tái sinh, như trầm tĩnh sáng suốt thì tái sinh vào cõi tốt, hoặc giải thoát, còn lo lắng sợ hãi thì tái sinh vào cõi xấu.
Thầy Viên Minh
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét