Thứ Hai, 14 tháng 10, 2019

phước nè, phước nè, mại dzô

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

ĐÔNG Y CHỨNG MINH TÌNH DỤC GÂY HẠI

Đông y và Tây y quan niệm khác nhau. Tây y thì cho rằng tình dục không có hại trong khi cổ nhân đã khuyên dạy: “Một người nam bình thường quan hệ lúc 30 tuổi 8 ngày/ lần, lúc 40 tuổi 16 ngày/ lần, lúc 50 tuổi thì 20 ngày/ lần, lúc 60 tuổi thì phải bế tinh cấm dục. Đối với người sức khỏe yếu thì càng phải thanh tịnh thân tâm mình”. Còn xã hội hiện nay không phải 8 ngày/ lần mà là 8 lần/ ngày. Họ làm cho cơ thể này tổn thương đến mức không thể tổn thương hơn nữa.

Trong lâm sàn tôi đã gặp rất nhiều trường hợp mới 30 tuổi nhưng lại có mạch tượng của người 60 tuổi, lão hóa sớm. Chúng ta nên biết Đông y đã có nguồn gốc từ xa xưa cách đây hơn 5.000 năm, đã được kiểm chứng bởi thời gian. Còn đối với Tây y thì rất cạn cợt. Tôi lấy ví dụ như khi trẻ bị Amidan thì Tây y sẽ đề nghị cắt đi, nhưng về sau họ lại nghiên cứu ra rằng Amidan có công năng miễn dịch. Kiến thức y học phương tây thì cập nhật lúc này lúc khác. Thứ hai, có những quốc gia trẻ em khi mới ra đời họ đều cho cắt bỏ ruột thừa đi, nhưng y học hiện đại lại nghiên cứu ra rằng ruột thừa hữu ích vì ruột thừa là nơi có rất nhiều tế bào liêm phô trưởng thành. Sức miễn dịch của nó rất có ích trong việc tăng cường sức miễn dịch. Thử hỏi lứa trẻ em bị cắt bỏ ruột thừa 20 năm trước ai sẽ chịu trách nhiệm? Ở những ví dụ này ta thấy Tây y đi trên những con đường mò mẫm, chấp vá là tình trạng dò đường để qua sông.
Tây y như một thanh thiếu niên loạng choạng, chấp vá muốn kéo bạn lại để truyền kinh nghiệm sống. Đông y thì 5.000 năm nay không hề thay đổi đã chứng minh đạo lý mà đã được khảo nghiệm bởi con người và thời gian. Trong cuốn Hoàng Đế Nội Kinh đã nói con người không nên bị mê mờ bởi những thứ dục vọng và sắc dục từ bên ngoài. Nội tâm không nên để những thứ tà dâm này làm ô nhiễm. Do đó, họ có thể sống đến 100 tuổi mà không bị suy tàn, nhanh nhẹn và nhạy bén.

Trích "Tác Hại Nặng Nề Của Chứng Thủ Dâm"- Bác sĩ Bành Tân

NHỮNG ĐIỀU ÔM GIỮ TRONG LÒNG VÀ VƯỚNG MẮC TRONG ĐỜI, SẼ LÀM TỔN THỌ, MỜ MẮT
Y học Phật giáo khiến ta rất bất ngờ

Lợi ích của những chuyện thường nhật mà ta không nhận ra
.
.
Trong cơ thể, có hai bộ phận lưu giữ đống thức ăn khó tiêu hóa: RUỘT và MIỆNG
Hễ thức ăn khó tiêu thì trong RUỘT (Tràng) rối loạn, khó ăn, khiến ta đói mà không nuốt nổi, Khí vì thế mà nén rồi nặng nề, Tinh vì không thể hóa Khí mà ứ đọng, Thận là nơi tàng Tinh, vì thế mà nhơ bẩn. Vậy là TRÀNG (ruột) lưu thức ăn làm THẬN KHÍ SUY
Còn thức ăn mà không đi được xuống Thủy Cốc Hải (thực quản đến Vị - dạ dày), vướng lại trên miệng, sẽ khiến Can khí đi lên Mắt bị gián đoạn, mắt do đó ngày càng mờ đục, Can khí bị tắc sẽ phân rã, gây ra mùi hôi thối, Can khí tắc sẽ rơi ngược lại vào gan, khiến Đởm (mật) bế tắc, vị không xử lý Dinh khí thuận hòa nữa, càng ăn càng thấy đau mệt chán nản. Vậy là mồm chứa thức ăn làm CAN KHÍ HOẠI
Vậy làm sao để giải quyết thức ăn thừa tồn đọng trong RUỘT và MIỆNG?
Nhà Phật trong KINH TĂNG CHI BỘ, chương V, phẩm Kimbila có chép lại cách thức phi thường của Phật giáo giải quyết hai vấn đề này:
• Cháo
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của cháo. Thế nào là năm?
2. Trị đói, trừ khát, điều hòa phong, làm sạch bọng đái (hay thuyết quản) và tiêu hóa các đồ ăn sống còn lại
Này các Tỷ-kheo, có năm lợi ích này của cháo.
• Tăm Xỉa Răng
1. - Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại do không dùng tăm xỉa răng. Thế nào là năm?
2. Con mắt bị ảnh hưởng, miệng hôi thúi, thần kinh vị không trong sạch, nước mật và đàm dính vào đồ ăn, ăn không thấy ngon
Này các Tỷ-kheo, có năm điều nguy hại này do không dùng tăm xỉa răng
3. Này các Tỷ-kheo, có năm điều lợi ích nhờ dùng tăm xỉa răng. Thế nào là năm?
4. Con mắt không bị ảnh hưởng, miệng không hôi thúi, thần kinh vị được trong sạch, nước mật và đàm không dính vào đồ ăn, ăn thấy ngon
Này các Tỷ-kheo, có năm điều lợi ích nhờ dùng tăm xỉa răng
.
.
Đọc KINH PHẬT, thấy thật cảm khái

Nhìn từ góc độc ĐÔNG Y, cháo loãng là ĐỊA KHÍ tinh hoa được hợp nhất với THỦY KHÍ, chính là một loại TINH KHÍ bổ sung cho THẬN, lại đi vào đường THỦY CỐC mà xuống đến ruột rồi dùng cái TINH THUẦN của mình mà đả thông ruột, thúc đẩy lại THẬN KHÍ. Đúng là kì-Dược
Cũng thế, việc xỉa răng bằng hành MỘC (tăm gỗ là MỘC đã kết tinh) chính là dùng CAN KHÍ mà đả thông chỗ chỗ CAN KHÍ bị HOẠI, bản thân việc DÙNG TĂM XỈA RĂNG, chứ không chỉ là việc mồm sạch trở lại, giúp CAN KHÍ thông suốt
Tuy nói đơn giản vậy, nhưng để thấu hiểu cách thức sử dụng những yếu tố thông dụng như CHÁO (vô vị) và TĂM (vô dụng) để làm thay việc mà VỊ không làm nổi, MIỆNG không dụng nổi, quả thật là phi thường. Trong Đông Y, Thận mà suy, Gan mà hoại, thì uống trăm nghìn thứ thuốc
Trí tuệ của nhà Phật thoạt nhìn đơn giản, thật sự to lớn
.
.
Trong đời người ta, đều có những việc tuy vô nghĩa nhưng cứ để trong LÒNG, tuy vô ích nhưng cứ giữ trong MIỆNG
Vứt đi không nổi, nói ra không xong, nhưng bảo vứt bỏ thì bất lực. Cứ thế TINH KHÍ suy tàn, CAN KHÍ suy vong, mạng thì tổn, mắt thì mờ, mà lòng dạ bất an, miệng lưỡi đắng nghét, một đời khổ sở
Cái gì không giữ nổi, thì BAO DUNG với nó mà THÔNG SUỐT như CHÁO
Cái gì không dùng nổi, thì BUÔNG BỎ nó đi mà THOẢI MÁI như TĂM
Người biết BAO DUNG và BUÔNG BỎ, thì sống THỌ mà MẮT SÁNG, nhìn 6 cõi thấy đủ CHÂN TƯỢNG
Chẳng phải là vui sướng hơn sao?
Vậy sao phải ÔM GIỮ, vậy sao phải VƯỚNG MẮC? Hả Người?
HẢ ĐỜI?
.
.
.
Nếu có bất kì vấn đề nào cần giải đáp, các bạn có thể gửi câu hỏi đến Hắc Hoa Đà theo link: http://hachoada.loivangyngoc.com/
Vào một chiều thu lá rụng kia, Ngài Xá Lợi Phất với thiên nhãn, thiên nhĩ đã nghe thấy tiếng Thiên Long Bát bộ xua đuổi và ngài nhìn thấy một người đàn bà gầy ốm tanh tưởi hôi thúi. Đó là một nữ ngạ quỷ. Bà ta nói: “Tôi là mẹ của ngài kiếp xưa, tôi khổ quá tôi tìm đến ngài mà sao bị xua đuổi.” Ngài Xá Lợi Phất can thiệp, ngài nói với các vị hộ thần “Hãy để cho bà ấy vào, bà ấy là mẹ cũ của ta năm kiếp trước.” Trong kinh Nam Tông không nhắc gì về ngài Mục Kiền Liên với chữ Hiếu mà chỉ kể chuyện vì đâu ngài Mục Kiền Liên bị chết thảm lúc cuối đời. Đó là do ngài từng xử tệ với cha mẹ trong kiếp trước. Còn chữ Hiếu trong kinh Nam Tông là kể về ngài Xá Lợi Phất. Ngài đã độ cho người mẹ kiếp trước và với người mẹ kiếp này ngài cũng làm tròn bổn phận trước khi ngài mất. Không hiểu vì lý do nào PG Bắc Tông lại làm ngược lại, đưa ngài Mục Kiền Liên lên thành đại hiếu Mục Kiền Liên và đưa ra chuyện Mục Liên Thanh Đề, không biết ở đâu ra chuyện đó.
Ngài Xá Lợi Phất sau khi gặp ngạ quỷ, ngài có hứa sẽ giúp cho bà, ngài nói ngày mai mới giúp được. Hôm sau ngài đi khất thực rồi đem bát cơm đó cúng dường cho đức Phật và chư tăng, sau đó hồi hướng công đức cho nữ ngạ quỷ kia. Người đứng ra làm phước đó là ngài - Đệ nhất trí tuệ, Tướng quân chánh pháp Xá Lợi Phất, người nhận chính là Đức Phật và toàn thể đại chúng thánh tăng, công đức này trời biển nào chứa hết. Vì vậy nữ ngạ quỷ trong vòng 3 nốt nhạc đã biến mất khỏi hành tinh và có mặt ở thiên giới.
Cho nên chúng ta hãy nhớ rằng quyến thuộc nhiều đời của chúng ta cũng như những người không quen biết cũng có thể nhận công đức phước báo của chúng ta nếu như chúng ta hồi hướng không phân biệt. Chúng ta hãy tưởng tượng rằng nếu mình là cô hồn khổ quỷ lang thang đầu đường xó chợ, đầu ghềnh cuối bãi bỗng một ngày nghe ai đó có lời hồi hướng cho vạn loại chúng sinh, cho những ai đang cần phước báu, “phước nè, phước nè, mại dzô” thì lập tức lòng hoan hỉ sanh thiên; chứ còn chỉ biết nghĩ cho Nguyễn Văn A, Trần thị Tèo mà không nghĩ đến vô lượng chúng sinh thì chúng ta đã vô tình cô phụ biết bao nhiêu bà con thân quyến nhiều đời của mình. Mai này tôi có mất đi, tôi cũng chỉ mong ở các pháp hội người ta nhớ đến tôi -- người một thời chia sẻ với bà con mỗi buổi chiều, mà bây giờ đi đâu mất. Còn tôi đi bằng nghiệp gì thì chỉ có trời mới biết. Mong là quí vị nhớ cái này mà sống đẹp hơn, trách nhiệm hơn. Toại Khanh Readers

Những bài giảng Kinh Tương Ưng, tập 5
Sư Giác Nguyên (giảng)

Không có nhận xét nào: