Thứ Năm, 30 tháng 7, 2009

HỌC PHẬT QUẦN NGHI

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

HỌC PHẬT QUẦN NGHI

(Giải thích những nghi vấn trong Phật học)

Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm

Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học dịch

LỜI GIỚI THIỆU

"Học Phật Quần Nghi" là quyển sách giải thích những vấn đề nghi vấn của những người học Phật và tu Phật, chủ yếu là của Phật tử tại gia. Cuốn sách nêu trên 70 vấn đề và giải thích những vấn đề này cặn kẽ, trên cơ sỡ rút những ý tứ từ Tam tạng kinh điển của Phật giáo để giải thích, mà những người mới tu Phật, học Phật hoặc có quan tâm tìm hiểu Phật giáo nhưng không có điều kiện đọc nhiều để hiểu cho tường tận.


Cuốn sách cũng giúp cho ngoài xã hội hiểu được cơ bản thế nào là chánh tính của Phật giáo để ủng hộ và hướng dẫn tránh sa vào con đường mê tính dị đoan. Hoặc có vấn đề mà nhiều người quan tâm không hẳn là nghi hoặc nhưng cũng băn khoăn. Ví như vấn đề chữ Vạn trên ngực Phật có ý nghĩa gì? Và chữ Vạn trong Phật giáo có khác với chữ Vạn của Ấn giáo và Đức quốc xã không?

Vì vậy Phân Viện Nghiên Cứu Phật học thấy cần thiết phải phiên dịch và xuất bản cuốn "Phật học quần nghi" này, một tác phẩm đặc sắc của HT. Thích Thánh Nghiêm, nhằm giúp cho chư vị có tài liệu nghiên cứu và tu học, tưởng cũng là một việc làm bổ ích và thiết thực.

Chúng tôi cũng xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của những cơ quan hữu trách, của tập thể các vị phiên dịch, hiệu đính và biên tập, sự ủng hộ tích cực của chư vị Phật tử để Phật sự này được viên mãn.

Văn hành công khí, chúng tôi cũng mong sự đóng góp chân tình của chư độc giả, các nhà nghiên cứu vào sự nghiệp hoằng pháp được thành tựu công đức.

Kính bạch HT. Thích Thánh Nghiêm, thực hiện câu "pháp bảo lưu thông" xin Hòa thượng hoan hỉ cho phân viện Phật học thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam phiên dịch cuốn "Học Phật quần nghi" của Hòa thượng nhằm mục đích hoằng dương Phật pháp, lợi lạc quần sanh. Kính chúc Hòa thượng thân tâm thường an lạc.

.

Phân Viện Nghiên Cứu Phật Học

Mục Lục

75 câu vấn đáp Phật học

1. Tín ngưỡng Phật giáo có nhất định phải quy y Tam Bảo hay không ?

2. Có nhất định phải nhìn thấy hồng trần rồi sau mới có thể học Phật hay không

3. Phải chăng học Phật cũng cần đến tri thức và học vấn ?

4. Thờ Phật tại gia có cần phải kiêng kị gì không ?

5. Học Phật có cần phải vứt bỏ những hưởng thụ trong cuộc sống hiện hữu haykhông

6. Các Phật tử quan niệm ăn uống như thế nào ?

7. Định nghĩa và phạm vi của sát sinh ?

8. Vì sao phóng sinh ? Phóng sinh như thế nào ?

9. Phật tử kiếm tiền với thái độ như thế nào ?

10. Phật tử có thể sinh hoạt tình cảm không ?

11. Phật tử nên cử hành nghi thức tang lễ như thế nào ?

12. Làm Phật sự như thế nào ?

13. Cư sĩ có thể nhận quà tặng của nhà chùa hay không ?

14. Cư sĩ tại gia lập bàn thờ Phật như thế nào ?

15. Tiến hành khóa tụng ở nhà như thế nào ?

16. Có thể tiêu trừ tai họa và kéo dài tuổi thọ không ?

17. Có công dụng gia trì hay không ?

18. Các bậc đại tu hành có thể tiêu trừ nghiệp chướng cho chúng sanh được không?

19. Trì chú có công hiệu hay không ?

20. Phật giáo có tin thuyết kiếp số hay không ?

21. Làm thế nào để người ta tin luật nhân quả trong 3 đời ?

22. Quan điểm của Phật giáo về vấn đề phong thủy, tướng mạng

23. Niệm Phật một tiếng, tội giảm như cát sông- có đúng không ?

24. Mang nghiệp vãng sinh có phải là trốn nợ không ?

25. Thế nào gọi là niệm Phật nhất tâm bất loạn ?

26. Người niệm Phật thấy tướng tốt thì làm thế nào ?

27. Khi mệnh chung thấy điềm lành có phải là triệu chứng của giải thoát không ?

28. Làm thế nào để phân biệt ma cảnh với sự tiếp dẫn lúc lâm chung ?

29. Thân trung ấm là gì ?

30. Thuyết anh linh gây họa căn cứ hay không ?

31. Quan điểm của Phật giáo đối với linh môi như thế nào ?

32. Quan điểm của Phật giáo đối với thần thông và quyền năng siêu nhân.

33. Ngũ nhãn (5 con mắt) là gì ?

34. Quan niệm thọ ký của Phật giáo như thế nào ?

35. Phật có phải là vạn năng hay không ?

36. Sau khi thành Phật, còn thọ báo hay không ?

37. Trước độ chúng sanh, hay là trước thành Phật đã ?

38. Vì sao Phật phải độ chúng sanh ?

39. Kết thiện duyên rộng rãi là nghĩa thế nào ?

40. Ý nghĩa của kết duyên và liễu duyên.

41. Thần đạo có phải là Phật giáo không?

42. Ý ngghĩa của việc gọi Phật giáo là vô thần luận là thế nào ?

43. Thượng đế của Nhất thần giáo là giả hay thực ?

44. Mật giáo là gì ?

45. Mật giáo thịnh hành, Phật giáo có bị diệt vong hay không ?

46. Nhật Liên chánh tôn và Nhất quán đạo có phải là Phật giáo hay không ?

47. Anh có phải là Phật tử không ?

48. Làm thế nào để phân biệt kinh Phật thật hay giả ?

49. Phật giáo thích ứng thế nào với yêu cầu tín ngưỡng của dân gian ?

50. Trốn tránh và từ bỏ có gì giống nhau ?

51. Cá nhân tự tu và tập thể cùng tu có gì khác nhau ?

52. Những bậc đại tu hành có nhất thiết phải đóng cửa ?

53. Lựa chọn minh sư như thế nào ?

54. Làm thế nào để thâm nhập vào một môn ?

55. Thế nào là chuyên tu và tạp tu ?

56. Như thế nào là đạo dễ tu hành và đạo khó tu hành.

57. Im hơi lặng tiếng có phải là tu hành nhẫn nhục ?

58. Học thiền suốt đời không 'ngộ' thì làm thế nào ?

59. Đời này không hiểu đạo thì lại phải 'đội lông, đeo sừng' có thật như vậy không?

60. 'Có nhiều vị Tăng trước cửa địa ngục' nói như vậy có đúng không ?

61. 'Học Phật càng lâu, rời Phật càng xa' có đúng không ?

62. Chữ VẠN có ý nghĩa gì ?

63. Hoa sen biểu thị cái gì trong Phật giáo ?

64. Đốt đỉnh đầu, đốt cánh tay, đốt ngón tay có cần thiết không ?

65. Học Phật tại gia và học Phật xuất gia có gì khác nhau ?

66. Có thể tiếp tục duy trì truyền thống lấy Tăng chúng làm trọng tâm của Phật giáo được không ?

67. Trong xã hội tương lai còn có người xuất gia không ?

68. Quan điểm của Phật giáo đối với địa vị của nữ giới ?

69. Quan điểm của Phật giáo đối với các hiện tượng thần bí như thế nào ?

70. Có thể dùng hiện tượng vật lý để giải thích kinh nghiệm thần bí không ?

71. Có nên dùng quan điểm khoa học để giải thích Phật pháp không ?

72. Quan điểm Phật giáo về sinh mạng con người có hợp với khoa học hay không

73. Thế giới quan Phật giáo có hợp với khoa học hiện đại không ?

74. 'Thánh ngôn lượng' mà Phật nói có chịu được khảo nghiệm không ?

75. Quan điểm của Phật giáo đối với ngày 'tận thế'.

Source: Tu Viện Quảng Ðức, Australia

Không có nhận xét nào: