Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2020

"Ăn nó nửa cân, phải trả nó tám lạng"

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

LÃO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG KHAI THỊ VẤN ĐỀ DỊCH BỆNH VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG BỆNH
WHAT WE THINK, WE BECOME... TẤT CẢ ĐỀU TỪ TÂM TƯỞNG SANH...
Hiện tại có một số nơi đang bị bệnh viêm phổi không điển hình lan rộng, đây là bệnh ôn dịch mà người xưa nói, ôn dịch từ đâu mà đến? "Hết thảy pháp từ tâm tưởng sanh", "Duy tâm sở hiện, duy thức sở biến", đây là tổng nguyên tắc. Đây do loại tâm gì hiện ra vậy? Là tâm bất thiện, nghiệp bất thiện. Trước hết có tâm bất thiện, sau đó mới tạo nghiệp bất thiện, cảnh giới hiện tại chính là quả báo bất thiện. Nếu như có thể hồi tâm hướng thiện, tu tịnh nghiệp của chính mình thì hết thảy quả báo bất thiện tự nhiên tiêu trừ.
Người thế gian cũng biết đoạn ác tu thiện, nhưng không đoạn sạch ác thì tu thiện cũng rất có giới hạn. Cho nên, hàng ngàn năm nay, có năm nào không có ôn dịch? Năm nào cũng có. Thời điểm ôn dịch, bệnh truyền nhiễm dễ phát sinh nhất là trước và sau Thanh Minh. Thời gian của nó thông thường là khoảng một tháng, số rất ít có thể kéo dài đến hai tháng. Có nhiều đồng học hỏi tôi phải phòng bệnh như thế nào? [Tôi nói:] "Phòng bệnh tốt nhất là tu tâm thanh tịnh, tu tâm từ bi", thanh tịnh, từ bi có thể hoá giải được tất cả tai nạn. Hãy đem kết tinh của tất cả vật chất trên thế gian này đều chuyển biến thành vô cùng tốt đẹp, tai nạn liền không còn nữa.
Chúng ta xem thấy báo cáo ở phòng thí nghiệm, hai mẫu nước giống nhau, một mẫu dán lên chữ Yêu thương, cảm ơn, một mẫu dán lên chữ Sân hận, chán ghét. Qua mấy giờ sau, xem dưới kính hiển vi, kết tinh của nước trong hai ống nghiệm không giống nhau. Vì sao chúng lại biến hoá như vậy? Do ý niệm của con người mà sinh ra biến hoá không như nhau. Yêu thương, cảm ơn là ý niệm tốt, ý niệm tích cực; sân hận, chán ghét là ý niệm bất thiện. Trên thực tế, bên trong ký hiệu của chữ viết, đã tồn tại ý niệm của con người, nếu không có ý niệm tồn tại thì ký hiệu ấy là không, tôi tin rằng chúng sẽ không khởi tác dụng biến hoá. Khi sáng tạo văn tự (chữ viết) thì đã đưa ý niệm vào trong chữ viết rồi. Cho nên, khi sử dụng văn tự, thì phù hiệu và ý niệm của chính mình kết hợp lại với nhau, truyền tin tức này vào nước, nó tự nhiên sẽ khởi biến hoá.
Trích lục từ "Kinh Hoa Nghiêm", Tập 1018, Giảng ngày 16 tháng 4 năm 2003 tại Tịnh Tông Học Viên Úc Châu.
Nhóm Giảng Ký Hoa Tạng cung kính chỉnh lý
Trích đoạn 02:
THIÊN TAI ĐỘNG LOẠN, DỊCH BỆNH TRÊN THẾ GIAN THẢY ĐỀU DO CON NGƯỜI SÁT SANH ĂN THỊT QUÁ ĐỘ MÀ CHIÊU CẢM ĐẾN
...Hiện nay thế gian này tai nạn nhiều như thế là từ đâu ra vậy? Do sát nghiệp quá nặng, [con người] không những ăn thịt số chúng sanh này mà còn muốn ăn sống. Điều này làm sao tưởng tượng nổi!
Hiện nay sống thế nào vậy? Hiện nay mọi người xem ngày nào cũng là tết cả cho nên ngày nào cũng ăn thịt, ngày nào cũng sát sanh thì tai nạn quả báo lập tức liền xuất hiện thôi, thật rùng rợn !
Điều này trong kinh Phật dạy rất rõ ràng: ăn thịt chúng sanh, sát hại chúng sanh thì sẽ chịu quả báo, "nhược ngộ thang hỏa trảm chước thương sanh giả, thuyết luân hồi để thưởng báo". Thang hỏa là gì vậy? Là đem thịt chúng sanh đi nấu, khi cắt thịt thì từng nhát chém chặt.
Ngày nay chúng ta sát hại chúng sanh, ăn thịt chúng sanh, trong kinh Phật dạy: "Người chết làm dê, dê chết làm người". Tương lai chúng ta chết đọa xuống làm súc sanh, còn chúng thì làm người cũng đem chúng ta cắt ra từng khúc từng khúc để ăn. Luân hồi mà đền trả, ngày nay chúng ta ăn thịt chúng tương lai chúng sẽ ăn thịt chúng ta. Chúng ta có bằng lòng đem thịt của mình cho người khác ăn không? Đạo lý là như vậy! Chúng ta không muốn người ta ăn thịt mình, thì sao chúng lại muốn con người ăn thịt chúng chứ! "Nhân đồng thử tâm, tâm đồng thử lý".
Sự oán hận của tất cả chúng sanh này mãi mãi không bao giờ mất, khi gặp cơ hội chúng sẽ báo thù. Cho nên Phật pháp nói: "Ăn nó nửa cân, phải trả nó tám lạng". Đời đời kiếp kiếp ăn nuốt lẫn nhau, không bao giờ dứt...
*** Kính mời chư vị đồng học thính pháp trọn vẹn tập phỏng vấn này tại: http://bit.ly/haihoacuuvangnguyco-tap6
Nam mô A Di Đà Phật !


Không có nhận xét nào: