Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

Tình dục sẽ là thứ "rẻ tiền"

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

1. Temperance : Eat not to dullness; drink not to elevation.
Chừng mực: Không ăn đến chán, không uống quá nhiều.
Franklin đặt đức tính này vào đầu danh sách vì ông cho rằng nó sẽ giúp ông rèn luyện khả năng kiềm chế các ham muốn khác của mình (Self-discipline), đồng thời cũng là nền tảng để hình thành được 12 thói quen tốt còn lại.
2. Silence. Speak not but what may benefit others or yourself; avoid trifling conversation.
Yên lặng: Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc bản thân, tránh những chuyện vặt vãnh không đâu.
Một người đàn ông buộc phải học được khi nào nên nói và khi nào không nên mở miệng.
3. Order. Let all your things have their places; let each part of your business have its time.
Trật tự: Sắp xếp mọi thứ theo trật tự và phân chia công việc theo thời gian dành riêng.
Một hệ thống phức tạp sẽ càng khiến cuộc sống mất cân bằng. Do vậy, hãy tạo ra những thay đổi nhỏ trước khi mọi thứ trở nên hỗn loạn.
4. Resolution. Resolve to perform what you ought; perform without fail what you resolve.
Kiên định: Quyết tâm làm điều phải làm và đã làm thì làm cho bằng được.
Sự kiên định sẽ giúp một người đàn ông đạt được thứ anh ta muốn.
5. Frugality. Make no expense but to do good to others or yourself; i.e., waste nothing.
Tiết kiệm: Không tiêu pha gì khác ngoài những thứ tốt cho bản thân hoặc kẻ khác, chẳng hạn như không hoang phí bất cứ thứ gì.
Một nguyên tắc cơ bản nhất của tất cả các quy tắc về sống tiết kiệm đó chính là hãy tiêu xài ít hơn số tiền bạn kiếm được.
6. Industry. Lose no time; be always employ'd in something useful; cut off all unnecessary actions.
Chăm chỉ: Không phí hoài thời gian vô ích, luôn sử dụng thời gian vào những việc có ích và loại bỏ những việc làm không cần thiết.
Chăm chỉ là phẩm chất tiêu biểu của một người đàn ông đích thực.
7. Sincerity. Use no hurtful deceit; think innocently and justly, and, if you speak, speak accordingly.
Thành thật: Không sử dụng mánh khóe để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nói đúng những gì nghĩ trong đầu.
Lừa dối, chơi khăm, "buôn chuyện" hay yêu bản thân mình thái quá sẽ không làm nên một người đàn ông mẫu mực.
8. Justice. Wrong none by doing injuries, or omitting the benefits that are your duty.
Công bằng: Không làm điều xấu với bất cứ ai hay gạt bỏ bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho người khác.
Công bằng chính là điểm khác biệt giữa một kẻ tiểu nhân và một người quân tử.
9. Moderation. Avoid extremes; forbear resenting injuries so much as you think they deserve.
Điều độ: Tránh sự thái quá, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn nghĩa rằng chúng xứng đáng.
Bí mật của sự hài lòng với cuộc sống đó chính là đức tính điều độ.
10. Cleanliness. Tolerate no uncleanliness in body, cloaths, or habitation.
Sạch sẽ: Giữ gìn sạch sẽ bản thân, trang phục và nơi ở.
Hình thành thói quen sạch sẽ sẽ giúp người đàn ông biết chú ý hơn tới chi tiết, kỷ luật và trật tự.
11. Tranquillity. Be not disturbed at trifles, or at accidents common or unavoidable.
Thanh tịnh: Không bị phân tâm bởi những điều vặt vãnh hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.
Kiểm soát sự giận dữ sẽ biến một người trở thành một quý ông.
12. Chastity. Rarely use venery but for health or offspring, never to dullness, weakness, or the injury of your own or another's peace or reputation.
Thủy chung: Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân và kẻ khác.
Tình dục sẽ là thứ "rẻ tiền" nếu như không đi kèm với tình yêu và sự chung thủy.
13. Humility. Imitate Jesus and Socrates.
Khiêm nhường: Noi gương Chúa Trời và Socrates.
Khiêm nhường không phải là yếu đuối, dễ phục tùng hay nhu nhược.
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer đề xuất vào năm 1990. Về cơ bản, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ bản thân, nhận ra cảm xúc của mình và tác động của chúng đối với những người xung quanh, đồng thời nhận dạng được cảm xúc của người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các mối quan hệ đó. Hiện nay, trí tuệ cảm xúc được đánh giá bằng chỉ số EQ (Emotional Quotient).
Theo giáo sư Daniel Goleman (Đại Học Harvard) thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng "90% yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệ cảm xúc", chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ đứng thứ hai mà thôi.
Dưới đây là 13 đặc điểm của những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao và bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để xem thử liệu mình có nằm trong số họ.

1. Hiểu rõ bản thân mình

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sống rất lạc quan, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc của bản thân và biết cách sử dụng cảm xúc để gây ảnh hưởng tới người khác. Đồng thời, họ cũng biết lắng nghe, luôn đón nhận các góp ý và phân tích để tìm ra những cách tốt nhất để tối ưu hóa công việc.

2. Qúy trọng các mối quan hệ

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sống cởi mở, chân thành nên các mối quan hệ của họ luôn bền vững. Họ kiên nhẫn, không dễ bỏ cuộc và luôn chấp nhận mọi thách thức trong cuộc sống bất kể khó khăn hay nghịch cảnh nghiệt ngã đến mức nào. Họ hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thiếu tôn trọng, căng thẳng, bốc đồng hay giận dữ khi không được kiểm soát có thể phá vỡ tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn, tình đồng nghiệp... Chính vì vậy, họ luôn cố gắng duy trì trạng thái điềm tĩnh, xem xét kỹ vấn đề, tìm cách giải tỏa các khúc mắc một cách công bằng và hợp lý nhưng vẫn dựa trên cơ sở làm hài lòng tất cả những người họ yêu quý.

3. Cho đi nhưng không cầu nhận lại

Sống đẹp
Người có trí tuệ cảm xúc cao là người có tấm lòng cảm thông, quan tâm và chia sẻ với hoàn cảnh của người khác. Họ dành thời gian, năng lượng và nguồn lực để xây dựng, phát triển, gìn giữ các mối quan hệ; đặc biệt là khi xảy ra các mâu thuẫn, người có chỉ số EQ luôn nhẫn nại, chịu đựng, lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi đưa ra ý kiến của mình. Họ giúp đỡ người khác một cách chân thành và nhiệt tình nhất mà không so đo, tính toán hay vụ lợi.

4. Không căm ghét, thù hận

Người có trí thông minh cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình và của người khác nên họ hoàn toàn kiềm chế được sự bực tức, nóng giận và không bao giờ để cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân. Họ phân định rõ ràng giữa tình cảm và lý trí để luôn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất, có lợi cho tất cả mọi người.

5. Hiểu rõ những giới hạn

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao biết rõ con người không ai hoàn hảo, ai cũng có thể mắc sai lầm và điều quan trọng nhất là không được đổ lỗi. Chính vì vậy, khi có khuyết điểm, họ nhanh chóng thừa nhận, tìm ra điểm sai, đón nhận các góp ý và bắt đầu hành động để sửa chữa lỗi lầm của mình. Đặc biệt, họ cũng không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

6. Tránh đối đầu với những người tiêu cực

Sống tích cực
Đối đầu với những người có thái độ sống tiêu cực, bảo thủ thường rất tốn thời gian và năng lượng do họ luôn tìm cách để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời nỗ lực khiến người khác thừa nhận thất bại. Do vậy, người có trí tuệ cảm xúc lựa chọn không đối đầu với kiểu người này. Ngược lại, họ chọn cách thuyết phục để hướng người có tư tưởng tiêu cực chuyển đổi thái độ một cách tích cực và đảm bảo không làm ảnh hưởng mối quan hệ của hai người hay tạo ra thù hận.

Không có nhận xét nào: