Thứ Hai, 7 tháng 5, 2018

trân trọng và thưởng thức cuộc sống hiện tại.

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

Bất kỳ một cảm xúc tốt đẹp nào, chẳng hạn như yên bình, biết ơn, hài lòng, thỏa mãn, đầy cảm hứng, hy vọng, tò mò hay tình yêu đều được xếp vào "thư mục" tích cực này và thông điệp đó chính là: "Enjoy yourself".
Trong điều kiện, các yếu tố "E", "R", "M" và "A" của quy tắc PERMA là lý tưởng thì "enjoy yourself" chính là việc trân trọng và thưởng thức cuộc sống hiện tại. Hãy sống hết mình, yêu bản thân, vui vẻ, cười nếu bạn thích, khóc nếu cảm thấy buồn và làm bất cứ điều gì miễn là chúng giúp bạn có được nụ cười rạng ngời nhất.

2. Sự gắn kết (Engagement – E)

Khi thực sự gắn kết với một công việc, dự án, hoạt động, sự kiện hoặc một tình huống bất kỳ thì chúng ta mới thực sự được "sống" trong khoảnh khắc đó: thời gian dường như dừng lại, không còn cảm nhận được con người vật lý của mình và tập trung cao độ vào hiện tại.
Đây thực sự là một điều vô cùng tuyệt vời! Bởi lẽ, càng gắn kết sâu với những gì bạn đang làm hay thứ khiến bạn vui vẻ thì bạn càng cảm thấy yêu mến, muốn cống hiến và nỗ lực cho nó nhiều hơn. Hiển nhiên, những suy nghĩ tiêu cực như căng thẳng, lo âu, phiền não... cũng không còn chỗ để xen ngang dòng suy nghĩ tích cực của bạn nữa.
Vì vậy, từ bây giờ, mỗi khi đi ra ngoài cùng bạn bè uống café, dạo phố, đọc sách, xem phim hay những lúc phải hoàn thành một dự án nào đó thì hãy tập trung hoàn toàn vào điều bạn đang làm. Đừng để bất cứ thứ gì xen ngang và bạn sẽ thấy sức mạnh của sự gắn kết sẽ vô cùng lớn đấy.

 Các mối quan hệ tích cực (Positive Relationships – P)

Là con người, chúng ta đều thích được sống trong các cộng đồng, được giao tiếp, kết bạn với những người khác và không có gì ngạc nhiên khi những mối quan hệ tốt đẹp chính là yếu tố cốt lõi cho một cuộc sống viên mãn.
Sống đẹp
Một lần nữa, chúng ta lại thấy rằng những người có mối quan hệ tích cực, ý nghĩa với người khác đều sống hạnh phúc hơn so với những người không có được điều đó.

4. Ý nghĩa (Meaning – M)

Ý nghĩa cuộc sống sẽ đến từ việc phục vụ những mục đích lớn lao hơn chính bản thân mình. Cho dù đó là những việc làm nhỏ hay những hành động mang tính tổ chức, chỉ cần chúng mang đến cho bạn những cảm nhận tốt đẹp về cuộc sống thì mọi thứ đều có ý nghĩa.
Từ hôm nay, hãy tìm kiếm mục đích sống cho mình bằng cách sẵn sàng giúp đỡ người khác, cho đi nhiều hơn bằng một trái tim chân thành, chắc chắn, cuộc sống của bạn sẽ có nhiều ý nghĩa.

5. Thành tích (Accomplishment/Achievement – A)

Đa phần, ai cũng muốn mình trở nên tốt lên theo nhiều cách, cho dù đó là học thêm một kỹ năng mới, đạt được một mục tiêu có giá trị hay giành chiến thắng trong một cuộc thi nào đó. Chính vì điều này mà thành tích cũng được xem là một yếu tố quan trọng cấu thành nên cuộc sống viên mãn.

Bất cứ ai đã từng tham gia các lớp học về kinh tế cũng đã từng nghe đến câu nói này: "Không có thứ gì gọi là bữa trưa miễn phí cả".
Điều này có nghĩa mọi thứ trên đời này đều mất phí, ngay cả khi những khoản phí đó không rõ ràng từ lúc ban đầu. Để đạt được bất cứ điều gì, bạn buộc phải từ bỏ một thứ gì đó khác.
Trong nền văn hóa bị ám ảnh bởi hạnh phúc như hiện nay, đa phần ai cũng theo đuổi thứ ngược lại: hạnh phúc miễn phí, tất cả các lợi ích. Chúng ta muốn phần thưởng mà không có rủi ro, muốn được lợi mà không trải qua đau đớn.
Nhưng trớ trêu thay, sự không sẵn sàng hy sinh và không muốn từ bỏ bất cứ điều gì đó lại càng khiến chúng ta càng khốn khổ
Như tất cả những thứ khác trên đời, hạnh phúc cũng mất phí. Nó không hề miễn phí. Và mặc dù điều mà Cover Girl, Tony Robbins hay Đức Đạt Lai Lạt Ma đã từng nói với bạn về hạnh phúc thì chẳng có gì dễ dàng như cơn gió thoảng qua vậy đâu.

1. Bạn buộc phải chấp nhận sự không hoàn hảo và sai lầm

Nhiều người tin rằng họ chỉ cần có một ngôi nhà, một người bạn đời, một chiếc xe hơi và 2 đứa con là mọi thứ đã trở nên "hoàn hảo". Cuộc sống như thể có một checklist. Bạn đánh dấu nhân khi đã đạt được thứ gì đó, bạn vui, rồi bạn già đi sau vài thập kỷ và sau đó, bạn qua đời.
Hạnh phúc
Một khi chấp nhận những khiếm khuyết của bản thân mình thì không một ai có thể sử dụng chúng để chống lại bạn
Tuy nhiên, cuộc sống không diễn ra theo cách như vậy. Các vấn đề luôn tồn tại – chúng thay đổi và tiến hóa. Sự hoàn hảo của ngày hôm nay sẽ trở thành "đầm lầy" đầy rẫy những vết nhơ bẩn của ngày hôm qua và chúng ta càng nhanh chóng chấp nhận cuộc sống luôn phát triển và không hoàn hảo thì tất cả chúng ta càng sớm có thể đặt được món pizza yêu thích và trở về nhà (mà không phải lo toan hay bon chen gì nữa cả).
Hoàn hảo là điều lý tưởng hóa. Nó là thứ gì đó có thể được tiếp cận nhưng không bao giờ đạt được. Bất cứ khái niệm nào của sự "hoàn hảo" xuất hiện trong cái đầu nhỏ bé đầy xinh xắn của bạn thì tự bản thân nó là một khái niệm không hề hoàn hảo.
Không hề có sự hoàn hảo. Đó là điều duy nhất mà bạn chỉ có thể ước trong đầu.
Chúng ta không thể quyết định được sự hoàn hảo là gì. Chúng ta cũng không biết. Tất cả những gì chúng ta biết đó là thứ gì tốt hơn hoặc tệ hơn hiện tại. Và ngay cả khi đó, chúng ta cũng thường mắc sai lầm.
Khi từ bỏ khái niệm về thứ hoàn hảo và thứ gì đáng lẽ "nên" hoàn hảo thì chúng ta sẽ tự giải phóng chính mình khỏi căng thẳng và nỗi thất vọng phải từ bỏ một vài tiêu chuẩn độc đoán. Và thường, tiêu chuẩn này không phải của chúng ta! Đó là tiêu chuẩn mà chúng ta nuôi dưỡng từ những người khác.
Chấp nhận sự không hoàn hảo không hề dễ bởi vì nó buộc chúng ta phải chấp nhận sống với những thứ mà mình không hề thích. Chúng ta không muốn từ bỏ điều đó. Chúng ta muốn giữ lấy chúng để điều khiển và để cả thế giới biết nền dân chủ của người Canada nên như thế nào và tại sao season finale của phim Breaking Bad (Rẽ trái) lại trở nên lộn xộn như vậy.
Tuy nhiên, cuộc sống sẽ không bao giờ diễn ra theo cách đáp ứng với tất cả những khao khát của mỗi người. Chưa từng như vậy. Và chúng ta sẽ luôn mắc sai lầm về một thứ gì đó, theo cách nào đó.
Điều trớ trêu là học cách chấp nhận sự thật này sẽ khiến chúng ta sống hạnh phúc hơn, trân trọng hơn những sai lầm của mình và của những người khác. Và đó, mới là thứ tốt đẹp.

2. Bạn buộc phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề của mình

Đổ lỗi cho thế giới về những vấn đề của mình là cách dễ nhất mà rất nhiều người lựa chọn. Đây là điều rất hấp dẫn và thậm chí là tạo ra sự hài lòng. Chúng ta là nạn nhân, sống dựa vào cảm xúc và tỏ ra phẫn nộ trước tất cả những sự bất công khủng khiếp mà chúng ta phải chịu. Chúng ta coi mình là những nạn nhân để khiến bản thân có cảm giác là những kẻ độc nhất và đặc biệt theo cách mà chúng ta không bao giờ cảm thấy được những điều đó ở bất kỳ một nơi nào khác.
Nhưng vấn đề là chúng ta không duy nhất và cũng không phải là những người đặc biệt.
Chịu trách nhiệm
Luôn bắt đầu xem xét vấn đề từ bản thân mình trước
Nét đẹp của việc chấp nhận sự không hoàn hảo trong kiến thức của bạn đó là bạn không còn quả quyết rằng bạn không đổ lỗi cho các vấn đề bạn gặp phải. Bạn có thực sự bị muộn do tắc đường? Hay bạn có thể đến sớm hơn? Bạn trai của bạn có thực sự là người ích kỷ? Hay bạn quá cầu toàn và đòi hỏi anh ta quá nhiều? Có phải do sự yếu kém về khả năng quản lý khiến bạn không được thăng chức? Hay vẫn còn nhiều thứ khác mà đáng lẽ ra bạn phải hoàn thành?
Sự thật thường ở một nơi nào đó mà bao gồm cả hai cái trên – mặc dù nó biến đổi từ hoàn cảnh này sang hoàn cảnh khác. Nhưng vấn đề đó là bạn chỉ có thể sửa chữa những gì không hoàn hảo của mình chứ không phải là sự không hoàn hảo của người khác. Thế nên, bạn rồi cũng sẽ quen dần với những khiếm khuyết của họ.
Chắc chắn là những điều tồi tệ vẫn xảy ra. Đó không phải là lỗi của bạn nếu có một gã say rượu nào đó tông phải bạn, khiến bạn bị gãy chân và phải phẫu thuật. Đó là trách nhiệm của bạn phải hồi phục từ chấn thương đó, cả về thể xác lẫn tinh thần. Thế nên, hãy tự hồi phục đi, đừng kêu ca nữa.
Đổ lỗi cho người khác về những vấn đề trong cuộc đời của bạn sẽ khiến bạn có một chút khuây khỏa trong ngắn hạn nhưng sau cùng, nó hàm ẩn một thứ gì đó ngấm ngầm phát triển bên trong người bạn: rằng bạn không có khả năng kiểm soát số phận của mình. Đó là nhận định đáng thất vọng nhất cho tất cả những ai đang nghĩ như vậy.

Tình dục sẽ là thứ "rẻ tiền"

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

1. Temperance : Eat not to dullness; drink not to elevation.
Chừng mực: Không ăn đến chán, không uống quá nhiều.
Franklin đặt đức tính này vào đầu danh sách vì ông cho rằng nó sẽ giúp ông rèn luyện khả năng kiềm chế các ham muốn khác của mình (Self-discipline), đồng thời cũng là nền tảng để hình thành được 12 thói quen tốt còn lại.
2. Silence. Speak not but what may benefit others or yourself; avoid trifling conversation.
Yên lặng: Chỉ nói những gì có lợi cho người khác hoặc bản thân, tránh những chuyện vặt vãnh không đâu.
Một người đàn ông buộc phải học được khi nào nên nói và khi nào không nên mở miệng.
3. Order. Let all your things have their places; let each part of your business have its time.
Trật tự: Sắp xếp mọi thứ theo trật tự và phân chia công việc theo thời gian dành riêng.
Một hệ thống phức tạp sẽ càng khiến cuộc sống mất cân bằng. Do vậy, hãy tạo ra những thay đổi nhỏ trước khi mọi thứ trở nên hỗn loạn.
4. Resolution. Resolve to perform what you ought; perform without fail what you resolve.
Kiên định: Quyết tâm làm điều phải làm và đã làm thì làm cho bằng được.
Sự kiên định sẽ giúp một người đàn ông đạt được thứ anh ta muốn.
5. Frugality. Make no expense but to do good to others or yourself; i.e., waste nothing.
Tiết kiệm: Không tiêu pha gì khác ngoài những thứ tốt cho bản thân hoặc kẻ khác, chẳng hạn như không hoang phí bất cứ thứ gì.
Một nguyên tắc cơ bản nhất của tất cả các quy tắc về sống tiết kiệm đó chính là hãy tiêu xài ít hơn số tiền bạn kiếm được.
6. Industry. Lose no time; be always employ'd in something useful; cut off all unnecessary actions.
Chăm chỉ: Không phí hoài thời gian vô ích, luôn sử dụng thời gian vào những việc có ích và loại bỏ những việc làm không cần thiết.
Chăm chỉ là phẩm chất tiêu biểu của một người đàn ông đích thực.
7. Sincerity. Use no hurtful deceit; think innocently and justly, and, if you speak, speak accordingly.
Thành thật: Không sử dụng mánh khóe để hại người, suy nghĩ ngay thẳng, công bằng và nói đúng những gì nghĩ trong đầu.
Lừa dối, chơi khăm, "buôn chuyện" hay yêu bản thân mình thái quá sẽ không làm nên một người đàn ông mẫu mực.
8. Justice. Wrong none by doing injuries, or omitting the benefits that are your duty.
Công bằng: Không làm điều xấu với bất cứ ai hay gạt bỏ bổn phận của bản thân phải mang lại lợi ích cho người khác.
Công bằng chính là điểm khác biệt giữa một kẻ tiểu nhân và một người quân tử.
9. Moderation. Avoid extremes; forbear resenting injuries so much as you think they deserve.
Điều độ: Tránh sự thái quá, hãy chịu đựng những tổn hại chừng nào vẫn nghĩa rằng chúng xứng đáng.
Bí mật của sự hài lòng với cuộc sống đó chính là đức tính điều độ.
10. Cleanliness. Tolerate no uncleanliness in body, cloaths, or habitation.
Sạch sẽ: Giữ gìn sạch sẽ bản thân, trang phục và nơi ở.
Hình thành thói quen sạch sẽ sẽ giúp người đàn ông biết chú ý hơn tới chi tiết, kỷ luật và trật tự.
11. Tranquillity. Be not disturbed at trifles, or at accidents common or unavoidable.
Thanh tịnh: Không bị phân tâm bởi những điều vặt vãnh hoặc những rủi ro thông thường hoặc bất khả kháng.
Kiểm soát sự giận dữ sẽ biến một người trở thành một quý ông.
12. Chastity. Rarely use venery but for health or offspring, never to dullness, weakness, or the injury of your own or another's peace or reputation.
Thủy chung: Điều tiết sinh dục, chỉ để duy trì sức khỏe và nòi giống, không vì chán nản, yếu đuối hoặc làm tổn hại đến sự yên bình và thanh danh của bản thân và kẻ khác.
Tình dục sẽ là thứ "rẻ tiền" nếu như không đi kèm với tình yêu và sự chung thủy.
13. Humility. Imitate Jesus and Socrates.
Khiêm nhường: Noi gương Chúa Trời và Socrates.
Khiêm nhường không phải là yếu đuối, dễ phục tùng hay nhu nhược.
Thuật ngữ trí tuệ cảm xúc (Emotional Intelligence) do hai nhà tâm lý học Mỹ Peter Salovey và John Mayer đề xuất vào năm 1990. Về cơ bản, trí tuệ cảm xúc là khả năng hiểu rõ bản thân, nhận ra cảm xúc của mình và tác động của chúng đối với những người xung quanh, đồng thời nhận dạng được cảm xúc của người khác: khi bạn hiểu cảm xúc của mọi người, bạn sẽ kiểm soát tốt hơn các mối quan hệ đó. Hiện nay, trí tuệ cảm xúc được đánh giá bằng chỉ số EQ (Emotional Quotient).
Theo giáo sư Daniel Goleman (Đại Học Harvard) thì nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng "90% yếu tố quyết định sự nổi trội trong sự nghiệp của các nhà lãnh đạo là trí tuệ cảm xúc", chỉ số IQ (chỉ số thông minh) chỉ đứng thứ hai mà thôi.
Dưới đây là 13 đặc điểm của những người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao và bạn có thể căn cứ vào các dấu hiệu này để xem thử liệu mình có nằm trong số họ.

1. Hiểu rõ bản thân mình

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sống rất lạc quan, hiểu rõ điểm mạnh, điểm yếu, cảm xúc của bản thân và biết cách sử dụng cảm xúc để gây ảnh hưởng tới người khác. Đồng thời, họ cũng biết lắng nghe, luôn đón nhận các góp ý và phân tích để tìm ra những cách tốt nhất để tối ưu hóa công việc.

2. Qúy trọng các mối quan hệ

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao sống cởi mở, chân thành nên các mối quan hệ của họ luôn bền vững. Họ kiên nhẫn, không dễ bỏ cuộc và luôn chấp nhận mọi thách thức trong cuộc sống bất kể khó khăn hay nghịch cảnh nghiệt ngã đến mức nào. Họ hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực như thiếu tôn trọng, căng thẳng, bốc đồng hay giận dữ khi không được kiểm soát có thể phá vỡ tình cảm gia đình, tình yêu, tình bạn, tình đồng nghiệp... Chính vì vậy, họ luôn cố gắng duy trì trạng thái điềm tĩnh, xem xét kỹ vấn đề, tìm cách giải tỏa các khúc mắc một cách công bằng và hợp lý nhưng vẫn dựa trên cơ sở làm hài lòng tất cả những người họ yêu quý.

3. Cho đi nhưng không cầu nhận lại

Sống đẹp
Người có trí tuệ cảm xúc cao là người có tấm lòng cảm thông, quan tâm và chia sẻ với hoàn cảnh của người khác. Họ dành thời gian, năng lượng và nguồn lực để xây dựng, phát triển, gìn giữ các mối quan hệ; đặc biệt là khi xảy ra các mâu thuẫn, người có chỉ số EQ luôn nhẫn nại, chịu đựng, lắng nghe ý kiến của mọi người trước khi đưa ra ý kiến của mình. Họ giúp đỡ người khác một cách chân thành và nhiệt tình nhất mà không so đo, tính toán hay vụ lợi.

4. Không căm ghét, thù hận

Người có trí thông minh cảm xúc hiểu rõ cảm xúc của mình và của người khác nên họ hoàn toàn kiềm chế được sự bực tức, nóng giận và không bao giờ để cảm xúc vượt khỏi tầm kiểm soát của bản thân. Họ phân định rõ ràng giữa tình cảm và lý trí để luôn đưa ra những quyết định sáng suốt nhất, có lợi cho tất cả mọi người.

5. Hiểu rõ những giới hạn

Người có chỉ số trí tuệ cảm xúc cao biết rõ con người không ai hoàn hảo, ai cũng có thể mắc sai lầm và điều quan trọng nhất là không được đổ lỗi. Chính vì vậy, khi có khuyết điểm, họ nhanh chóng thừa nhận, tìm ra điểm sai, đón nhận các góp ý và bắt đầu hành động để sửa chữa lỗi lầm của mình. Đặc biệt, họ cũng không bao giờ đùn đẩy trách nhiệm cho người khác.

6. Tránh đối đầu với những người tiêu cực

Sống tích cực
Đối đầu với những người có thái độ sống tiêu cực, bảo thủ thường rất tốn thời gian và năng lượng do họ luôn tìm cách để bảo vệ quan điểm của mình, đồng thời nỗ lực khiến người khác thừa nhận thất bại. Do vậy, người có trí tuệ cảm xúc lựa chọn không đối đầu với kiểu người này. Ngược lại, họ chọn cách thuyết phục để hướng người có tư tưởng tiêu cực chuyển đổi thái độ một cách tích cực và đảm bảo không làm ảnh hưởng mối quan hệ của hai người hay tạo ra thù hận.

cho người khác cái quyền làm tan vỡ trái tim mình

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

Tình yêu là một sự mạo hiểm của một người có thể liều lĩnh nắm lấy và giữ chặt rồi bị xô ngã xuống vực sâu hoặc cũng có thể, họ sẽ tự đào cho mình một cái hố, chỉ sau khi họ ổn định cảm xúc mới chịu bò lên mặt đất.
Làm sao ta có thể thực sự định nghĩa được tình yêu. Thậm chí, một người có kinh nghiệm cũng không thể hiểu và giải thích được định nghĩa nào là đúng nhất và sâu nhất về tình yêu. Khái niệm tình yêu là một câu chuyện không hồi kết nói về kinh nghiệm sống. Nhưng tình yêu thật sự nằm trong tim chúng ta, nơi cất giữ những ký ức của tâm hồn.
Yêu tức là cho người khác cái quyền làm tan vỡ trái tim mình, nhưng bản thân ta lại luôn tin tưởng rằng người đó sẽ không làm như vậy.
Bạn sẽ mất khoảng 1/5 giây để đạt đến trạng thái hưng phấn – các chất trong não bắt đầu hoạt động khi nhìn vào một ai đó đặc biệt.
Các nghiên cứu về hình ảnh của não bộ khi yêu cho thấy có đến 12 vùng khác nhau trong não bộ có phản ứng. Khi nhìn hoặc nghĩ đến người mình yêu, những vùng này sẽ tiết ra một ly cocktail các chất dẫn truyền xung động thần kinh bao gồm oxytocin, dopamine, vasopressin và adrenaline. Lúc đó não bộ của bạn sẽ giống như bị “say” khi hút thuốc phiện vậy.

2. Bản đồ não của tình yêu và ham muốn

Bản đồ não của tình yêu và ham muốn
Nghiên cứu đầu tiên về thần kinh con người khi yêu và khi có ham muốn tình dục cho thấy những điểm tương đồng và khác biệt.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có nhiều nơron thần kinh tương tự nhau được kích hoạt khi ta yêu và có ham muốn tình dục.
Những vùng bị kích hoạt là những vùng liên quan đến cảm xúc, động lực và những suy nghĩ phức tạp.
Theo tâm lý học tình cảm thì ham muốn tình dục không chỉ là một cảm xúc cấp thấp mà còn có động lực đạt được mục tiêu và sự chọn lọc nhiều ý nghĩ phức tạp.
Tình yêu cũng hình thành dựa theo mạch hoạt động đó nhưng chỉ khác ở một vùng chủ chốt trên vân mà vùng này thường liên quan đến việc cân bằng chức năng cấp cao và cấp thấp.

3. Nụ hôn giúp ta lựa chọn

Nụ hôn giúp ta lựa chọn
Hai nghiên cứu gần đây cho thấy bên cạnh việc quyến rũ đối phương thì nụ hôn cũng có thể giúp ta lựa chọn đối tượng của mình và gìn giữ mối quan hệ của hai người.
Trong một cuộc khảo sát được thực hiện cho thấy phái nữ đặc biệt xem trọng nụ hôn. Nhưng với những người từng có nhiều mối quan hệ ở cả hai phái thì nụ hôn được xem như một bước quan trọng để kiểm tra đối tượng của mình.
Tất nhiên, nụ hôn không chỉ quan trọng lúc mới bắt đầu mối quan hệ mà nó còn có vai trò duy trì mối quan hệ đó.
Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy mối tương quan giữa số lượng nụ hôn của những cặp đôi đã ở bên nhau trong một thời gian dài với chất lượng mối quan hệ của họ.
Việc quan hệ nhiều và thỏa mãn nhu cầu trong mối quan hệ lại không có mối tương quan này.

4. Các cặp đôi nhìn giống nhau sau 25 năm bên nhau

Các cặp đôi nhìn giống nhau sau 25 năm bên nhau
Những người sống bên cạnh nhau khoảng 25 năm sẽ phát triển những đặc điểm tương đồng trên gương mặt.
Theo một nghiên cứu tâm lý học tình cảm, nhiều người quan sát khác nhau thấy rằng những cặp vợ chồng cưới nhau và chung sống sau 25 năm sẽ có đặc điểm gương mặt tương tự nhau.
Điều này có thể là do họ có cùng chế độ ăn uống, sống cùng một môi trường, có cùng tính cách hay thậm chí đó là kết quả của việc đồng cảm với người bạn đời của mình trong suốt nhiều năm trời bên nhau.

5. Yêu xa hoàn toàn có thể xảy ra

Yêu xa hoàn toàn có thể xảy ra
Trái ngược với những gì mà chúng ta thường nghĩ, theo nghiên cứu mới đây thì việc yêu xa là hoàn toàn có thể xảy ra.
Hai yếu tố giúp duy trì việc yêu xa của các cặp đôi là: 
  • Chia sẻ với nhau những thông tin thân mật, tin nhắn yêu thương và sự quan tâm;
  • Có một cái nhìn lý tưởng về người yêu của mình.
Kết quả cho thấy những mối quan hệ tình cảm có khoảng cách địa lý này cũng có cùng mức độ hài lòng và ổn định tương tự như những cặp đôi ở gần nhau

4 yếu tố giết chết một mối quan hệ

4 yếu tố giết chết một mối quan hệ
Giáo sư Tâm lý học John Gottman đã có hơn 40 năm nghiên cứu về tâm lý học tình cảm. Ông theo chân các cặp đôi qua nhiều thập kỷ với nhiều nghiên cứu tâm lý nhằm tìm ra hành vi có thể dự đoán được liệu họ có tiếp tục mối quan hệ hay không.
Theo giáo sư John Gottman có 4 yếu tố giết chết một mối quan hệ đó là: nhiều lần chỉ trích, biểu hiện sự khinh thường như mỉa mai, đề phòng và có khoảng cách, có những lúc mà hoàn toàn không có sự giao tiếp nào.

7. Hôn nhân hiện đại đòi hỏi "cái tôi" trọn vẹn

Hôn nhân hiện đại đòi hỏi "cái tôi" trọn vẹn
Theo nghiên cứu mới gần đây, quan niệm hôn nhân thời hiện đại đã thay đổi hoàn toàn sau nhiều năm. Trước đây hôn nhân là cho nhau cảm giác an toàn và vững chắc nhưng hiện nay trong hôn nhân họ cần sự vẹn toàn về mặt tinh thần.
Rất nhiều người mong đợi hôn nhân là một cuộc hành trình hoàn thiện bản thân và thỏa mãn được nhu cầu thể hiện bản thân. Nhưng thật không may, những cặp đôi hiện nay lại không dành đủ thời gian và nỗ lực trong hành trình này.
Nhà khoa học Eli Finkel, tác giả cuộc nghiên cứu có giải thích:
Tóm lại, nếu bạn muốn hôn nhân giúp mình sống thật với chính mình và trưởng thành hơn thì bạn cần phải đầu tư thời gian và năng lượng cho cuộc hôn nhân. Còn nếu bạn cảm thấy ngay cả thời gian và năng lượng đều không có thì điều hợp lý nhất là bạn nên điều chỉnh lại mong muốn của mình để giảm thiểu sự thất vọng”.

8. Một bài tập đơn giản để cứu vãn cuộc hôn nhân

Một bài tập đơn giản để cứu vãn cuộc hôn nhân
Nếu mối quan hệ tình cảm của bạn cần chút quan tâm thương yêu thì cũng chẳng cần liệu pháp gì đâu, hãy cùng nhau xem một vài bộ phim chẳng hạn.
Một nghiên cứu trong vòng 3 năm đã cho thấy tỷ lệ ly hôn giảm hơn nửa nhờ vào việc cùng nhau xem những bộ phim tình cảm và sau đó thảo luận về nó.
Theo chủ nhiệm đề tài Ronald Rogge: "Các cặp vợ chồng biết rõ chuyện nào là đúng; chuyện nào là sai trong mối quan hệ của họ; vì vậy ta không cần phải chỉ cho họ cách giảm tỷ lệ ly hôn". Cái bạn cần làm là khiến họ hiểu được hành động hiện tại của mình. Hãy tận dụng lợi ích của 5 bộ phim trong vòng 3 năm rất tuyệt vời đó.

9. Mối quan hệ hậu ly hôn

Mối quan hệ hậu ly hôn
Ngay cả khi đã ly hôn rồi cũng không nhất thiết phải cắt đứt hoàn toàn mối quan hệ, đặc biệt là khi bạn có con. Một nghiên cứu về việc cùng nuôi con sau khi đã ly hôn cho thấy mối quan hệ sẽ đi theo 5 hướng và 3 hướng đầu trong 5 hướng đó được xem là tương đối hiệu quả:
  • Cặp đôi ly tán thường người cha sẽ là người vắng mặt;
  • Đôi bạn hoàn hảo là khi cha mẹ tiếp tục làm bạn với nhau;
  • Đồng nghiệp là khi cả hai đều bước thêm bước nữa nhưng vẫn đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của nhau;
  • Cặp đôi giận dữ là khi cuộc tranh cãi vẫn tiếp tục xảy ra sau khi đã ly hôn;
  • Những kẻ thù nóng nảy là khi bọn trẻ trở thành tấm khiên hứng chịu mọi hậu quả của cuộc tranh cãi.

10. Đó chỉ là những điều nhỏ nhặt

Đó chỉ là những điều nhỏ nhặt
Sau cùng, chúng ta đang sống trong một thế giới mang đầy tính thương mại nên chúng ta đều nghĩ rằng tình yêu có thể mua và bán nhưng hãy nhớ rằng đôi khi chỉ cần những điều nhỏ nhặt cũng tạo nên sự khác biệt.
Một nghiên cứu về tâm lý học tình cảm được thực hiện trên hơn 4.000 người Anh cho thấy một hành động nhỏ thể hiện lòng tốt thường là điều được trân trọng nhất.
Mang đến bên giường cho bạn đời của bạn một tách trà, vứt rác hộ hay nói với họ trông họ thật đẹp cho dù không mặc gì, đôi khi chúng còn có ý nghĩa hơn một hộp socola hay một bó hoa (mặc dù những thứ này cũng cần).
Một khi nhận ra rằng cho dù có gần gũi nhau nhất thì vẫn tồn tại khoảng cách, cuộc sống bên cạnh nhau sẽ tiếp tục phát triển. Nếu họ thành công trong việc yêu cái khoảng cách giữa họ – thứ có thể mở ra một chân trời mới cho mỗi người”.

Hợp – Yêu – Hiểu và Cần.

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

Hợp – Yêu – Hiểu – Cần. Đừng thay đổi thứ tự của chúng. Đừng vội yêu xong mới thấy không hợp, không nên cần rồi mới biết là chẳng hề yêu.

Vốn dĩ guồng quay của cuộc sống luôn là thứ khiến con người ta phải sợ, nó làm ta mất phương hướng và cũng chính vì lẽ đó, ta luôn cần có một điểm tựa cho ta cảm giác an toàn và sức mạnh để bước tiếp trên con đường đời dài và rộng ấy..

Sinh ra và Trưởng thành. Chúng ta luôn được yêu thương. Lớn lên, ta luôn đi tìm căn nguyên của tình yêu, khao khát được yêu và gửi trao đi những xúc cảm mong manh mà thiêng liêng.

Chúng ta luôn tự hỏi, yêu thương là gì? Như thế nào mới thực sự là yêu? Và, đến khi nào chúng ta mới đủ chín chắn để biết thế nào là yêu đương một người…

như thế nào mới thực sự là yêu? Chắc chắn bạn đã luôn tự hỏi mình, và hỏi người: Nếu cảm thấy nhớ một người, thương một người, không thể sống thiếu một người, thì, có được gọi là yêu không?

Với tôi, câu trả lời là không! Bởi khi chúng ta đã yêu, và mong muốn gắn bó với tình yêu ấy, bạn sẽ chẳng cần mất thời gian để đi tìm câu trả lời của những câu hỏi vô nghĩa đó. Bạn sẽ không cần do dự hay phân vân mà có ngay câu trả lời cho mình.

Thay vì băn khoăn, thắc mắc, chúng ta sẽ dành thời gian tận hưởng và tự vạch ra những kế hoạch, những dự định cùng những mong muốn cho một tình yêu đẹp.

Chỉ là, trong tình yêu, ta cần một trái tim đủ mạnh và lí trí để nhận biết, đâu, là tình yêu đi đến một kết thúc đẹp. Ta yêu hết mình. nhưng đừng hiến dâng tất cả. Hãy giữ lại một chút gì đó để không khiến ta phải hoang mang mỗi khi tình yêu rạn nứt. Chúng ta hiểu, đâu, là danh giới đích thực của tình yêu mà phải không?!

Đúng vậy. Bất cứ người nào yêu, đều phải trải qua 4 giai đoạn: Hợp – Yêu – Hiểu và Cần.

Tình yêu là vậy, gặp nhau, hợp nhau, và yêu nhau. Đến giai đoạn thứ 3, người ta thường có lí do để không còn bên nhau nữa. Đó là, “Không hiểu được nhau “.Và vì không chấp nhận và bỏ qua được cho nhau, vì ai cũng đặt bản thân lên trên đối phương thì làm thế nào tiếp tục cần nhau được?!.

Hợp – Yêu – Hiểu – Cần. Đừng thay đổi thứ tự của chúng. Đừng vội yêu xong mới thấy không hợp, không nên cần rồi mới biết là chẳng hề yêu.

Và, khi chúng ta đã cả hai đạt được đến danh giới Cần, mà không hề do dự, tức là các bạn đã yêu thương đủ sâu, tổn thương đủ nhiều, và vị tha đủ để cả hai xứng đáng được bên nhau.

Một lần nữa. Tôi hỏi bạn. Bạn có thực sự yêu không?. Nếu không cần do dự quá 3s để gật đầu và câu trả lời là “Có!” thì chúc mừng, bạn đã yêu, và bạn hạnh phúc với tình yêu đó!