Chủ Nhật, 2 tháng 8, 2009

TRẢ LỜI VẤN ÐỀ ĂN THỊT

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. TRẢ LỜI VẤN ÐỀ ĂN THỊT Nguyên Tác Anh Ngữ của Prof. S. Weeatunga, Pita Kotte - Tâm Linh Chuyển ngữ Cũng nơi mục này, tôi đã đọc trong nỗi ngạc nhiên và thất vọng, tự hỏi làm sao mà lại có thể có người tìm lời bào chữa cho sự ăn thịt bằng cách dẫn chứng những chương kinh, kệ, để nói lên rằng ngay cả đến đức Phật, Ngài cũng đã cho phép ăn thịt trong một số trường hợp riêng biệt. Đó chẳng qua chỉ là họ đã cố gắng một cách yếu ớt để tự bào chữa cho chuyện họ ăn thịt chúng sinh, rằng chẳng có tội tình gì đâu, vì chuyện đó đã được đức Phật cho phép. Nhưng mà, bất kể sự tự an ủi giả dối ấy, làm sao mà người ta có thể tảng lờ trước cái thực tế rằng họ đã là một thành phần của cái hành động tàn nhẫn kinh khủng mà những con vật bất hạnh đã phải chịu đựng nơi những lò sát sanh, khi mà họ còn ăn thịt chúng. Sao chúng ta không giải quyết như đây là vấn đề của con người, khỏi cần đem những lời dậy của các vị giáo chủ ra để mà biện hộ. Đối với tôi, chỉ có câu hỏi rằng, là những con người có lý trí, chúng ta có thể nhắm mắt giả mù, trước những hành động tàn ác giáng xuống cuộc đời nhưng con vật vô tội, hoặc chúng ta có thể đóng góp bằng cách nào đó vào công cuộc giảm thiểu những nỗi thống khổ của chúng chăng? Dầu rằng tôi không muốn lôi kéo tôn giáo vào vấn đề này, tôi cũng muốn nhắc với quý vị độc giả rằng, mặc dầu đức Phật có thể đã cho phép ăn thịt trong một số điều kiện đặc biệt nào đó, điều chủ yếu của giáo lý đạo Phật là Từ Bi đối với mọi loài chúng sanh. Và đức Phật đã kêu gọi một cách rất quyết liệt rằng không được giết hại, cũng không được là lý do để bất cứ chúng sanh nào bị giết hại, vì mọi chúng sanh cũng đều muốn sống như mình. Khi mà chủ thuyết ăn chay đang được hoan nghênh trên khắp thế giới như là một đường lối dinh dưỡng lành mạnh, thực dụng, để thay đổi cho sự ăn thịt, thật là đáng ngạc nhiên khi còn có những người tiếp tục thèm thuồng miếng thịt của những con vật chết! ON MEAT EATING Prof. S. Weeatunga, Pita Kotte I have been reading with surprise and, at times with dismay, how some contributors to this column seek to justify meat eating by quoting chapter and verse from the scriptures to show that even the Buddha had permitted meat eating under specific circumstances. This is nothing but a feeble attempt to console oneself that no sin would be committed, as long as one eats meat in the manner specified by the Buddha. But, notwithstanding this pseudo self-consolation, how could one be oblivious to the grim reality of being a party to the horrendous acts of torture inflicted on hapless animals at the slaughterhouse, as long as one partakes of such meat? Why don't we treat this as a human problem, without dragging in the teachings of religious leaders? To my mind, it is only a question of whether we, as rational human beings, could turn a blind eye to the atrocities perpetrated on innocent animals, or whether we could contribute in whatever way to alleviate their suffering. Although I do not wish to drag in religion to this problem, I would like to remind our readers that, although the Buddha may have permitted meat eating under specific conditions, the central theme of Buddhism is loving kindness (Metta) towards all beings, and the Buddha has exhorted, quite categorically, that one should never kill nor cause to kill any being, by comparing oneself with others. When vegetarianism is being acclaimed the world over as a healthy and practicable alternative to meat eating, it is surprising that some people continue to crave for the flesh of dead animals, which they would consider utterly loathsome if seen elsewhere, outside the butcher's stall. PROF. S. WEERATUNGA , Pita Kotte

Không có nhận xét nào: