Thứ Năm, 6 tháng 8, 2009

Phật Thành cũng giống như trời đất vĩnh viễn

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối. 68. A la ha đế. Kệ :

Phổ lễ ứng chân chúng vương tộc Chí tâm cung kính đãi duyên thục Công viên quả mãn thành đại đạo Dữ Phật đồng thất chứng như như.

Tạm dịch :

Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc Chí tâm cung kính đợi duyên đến Công tròn quả đầy thành đại đạo Ðồng nhà với Phật chứng như như. Giảng giải : Câu này vốn đã giảng qua rồi, bất tất phải giảng lại, nhưng ý nghĩa của nó vô cùng tận. Không ngại nói thêm, bất quá nói thêm ít phần ý nghĩa của câu Chú, đừng cho rằng bốn câu kệ thì hoàn toàn nói hết ý nghĩa của một câu Chú. Vì oai lực và ý nghĩa của một câu Chú vô cùng vô tận. ‘’ Khắp lễ ứng chân chúng vương tộc ’’. Ứng chân tức là Phật, phổ lễ chủng tộc của Phật. ‘’ Chí tâm cung kính đợi duyên đến.’’ Người tu đạo phải chí tâm tức là tâm phải chuyên nhất cung kính Phật, cung kính chủng tộc của Pháp Vương, đến khi cơ duyên thành thục thì :‘’ Công đầy quả tròn thành đại đạo ’’. Tu đạo bất tất phải hy vọng, bất tất đợi khai ngộ hoặc là có gì thành tựu, ngày nào thành tựu ? Có những thứ vọng tưởng như thế thì đó là một thứ tâm tham. Ba ngàn oai nghi, tám vạn tế hạnh, nhất cử nhất động đều phải có oai nghi, không nên tùy tùy tiện tiện, cũng không tùy tiện cười, cũng không tùy tiện khóc, cũng không tùy tiện nổi giận. Tóm lại, đều phải tự nhiên, không chỗ tạo tác, không phải giả trang làm xuất gia, khi công đức tròn, quả đầy thì sẽ thành bồ đề đại đạo. ‘’ Ðồng nhà với Phật chứng như như.’’ Tức là ở cùng chỗ với Phật, đồng nhà tức là chứng đắc quả vị Phật, như như tức là bất động, không có một chút tâm phân biệt, bất cứ gặp cảnh giới gì đều không động, cảnh giới thiện cũng không giao động, cảnh giới ác cũng không giao động. Người tại trần, nhưng tâm xuất trần, như hoa sen trong bùn không nhiễm trần, sẽ chứng được như như bất động, như như tức là chân như tự tại một thứ biểu thị, không vì tất cả cảnh giới làm giao động, lúc đó không nghĩ thiện không nghĩ ác. Như như tức cũng là chứng được lý thể chân thật.

69. Tam miệu tam bồ đà gia. Kệ :

Quy mạng chánh giác Thiên Trung Thiên Hư không pháp giới chứng Thánh hiền Nguyện thuỳ từ bi ai nhiếp thọ Hộ Vạn Phật Thành ức vạn niên.

Tạm dịch :

Quy mạng Chánh Giác Thiên Trung Thiên Hư không pháp giới các Thánh hiền Xin nguyện từ bi mà nhiếp thọ Hộ Vạn Phật Thành vạn ức niên. Giảng giải : ‘’Quy mạng Chánh Giác Thiên Trung Thiên.’’ Là quy mạng mười phương ba đời tất cả chư Phật. ‘’ Hư không pháp giới các Thánh hiền.’’ Với tận hư không biến pháp giới tất cả Thánh hiền. ‘’ Xin nguyện từ bi mà nhiếp thọ.’’ Nguyện Phật và Bồ Tát thường thường có đại từ bi tâm đối với con, thương xót con, nhiếp thọ con ! Ðừng bỏ con, đừng quên con. ‘’ Hộ Vạn Phật Thành vạn ức niên.’’ Cầu Phật và Bồ Tát hộ trì Vạn Phật Thành, con thành Phật rồi cũng hộ trì Vạn Phật Thành, bạn thành Phật rồi cũng hộ trì Vạn Phật Thành, người khác Thành Phật rồi cũng hộ trì Vạn Phật Thành. Vạn Phật Thành cũng giống như trời đất vĩnh viễn tồn tại, không bao giờ hủy diệt.

70. Nam mô bà già bà đế. Kệ :

Thập phương tam thế chư Như Lai Bổn thể đồng cộng nhất pháp than Bất tăng bất giảm bất cấu tịnh Vĩnh tác chúng sinh đại minh đăng.

Tạm dịch :

Mười phương ba đời các Như Lai Bổn thể đều đồng một pháp thân Không tăng không giảm không sạch dơ Luôn làm đèn sáng cho chúng sinh. Giảng giải : Mười phương tức là : Ðông, Tây, Nam, Bắc, Ðông Bắc, Ðông Nam, Tây Nam, Tây Bắc, trên và dưới cộng làm mười phương. Ba đời tức là quá khứ, hiện tại và vị lai. Các Như Lai là bao quát Phật quá khứ, Phật hiện tại, Phật vị lai. ‘’ Bổn thể đều đồng một pháp thân.’’ Tuy nhiên mỗi vị Phật không đồng, nhưng pháp thân Phật là một, quang minh của Phật cũng là một. ‘’ Không tăng không giảm không sạch dơ.’’ Phật thì không sinh không diệt, không sạch không dơ, không thêm không bớt, nhập cứu kính Niết bàn. ‘’ Luôn làm đèn sáng cho chúng sinh.’’ Phật giống như một ngọn đèn sáng lớn, soi đường trước sau cho chúng sinh, chỉ dẫn chúng sinh ra khỏi đường mê, hướng về con đường giác ngộ.

71. Ti sa xà gia. Kệ :

Đông phương Dược Sư Lưu Ly Quang Phổ độ hữu duyên nhập bỉ bang Tăng phước tiêu tai diên trường thọ Xưng danh lễ kính kiến Pháp Vương.

Tạm dịch :

Phương Ðông Dược Sư Lưu Ly Quang Ðộ kẻ có duyên vào nước Ngài Tăng phước tiêu tai thêm sống lâu Nghe danh lễ kính thấy Pháp Vương. Giảng giải : Ti Sa Xà Gia là "Phật Dược Sư Lưu Ly Quang". ‘’ Ðộ kẻ có duyên vào nước Ngài.’’ Nhiếp thọ hết thảy chúng sinh có duyên, sinh về phương đông thế giới Lưu Ly. ‘’ Tăng phước tiêu tai thêm sống lâu ’’, làm cho chúng sinh tăng phước tiêu tai nạn sống trường thọ. ‘’ Nghe danh lễ kính thấy Pháp Vương.’’ Niệm danh hiệu hoặc lễ kính đều sẽ thấy được Pháp Vương Phật và Phật đạo đồng, con người tại sao làm người ? Vì con người có quá nhiều tâm phân biệt, đây là tôi, đó là bạn, kia là họ. Vì nhiều tâm phân biệt thì nhiều sự chấp trước, cho nên làm người. Phật thì không có sự chấp trước mới thành Phật, chúng ta muốn thành Phật thì phải phá sự chấp trước về cái ta, chấp trước về pháp, làm cho tâm cuồng dừng lại, tức là bổn lai tự tánh thiên chân Phật. 72. Câu lô phệ trụ lị gia. Kệ :

Dược Sư Như Lai thanh sắc bảo Cụ túc trang nghiêm chúng tướng hảo Trần sát hiện thân nhiếp quần loại Duy vọng tốc phát bồ đề tảo.

Tạm dịch :

Ðức Phật Dược Sư màu xanh báu Trang nghiêm đầy đủ các tướng tốt Hiện thân vô số nhiếp quần sinh Nguyện họ sớm phát tâm bồ đề. Giảng giải : Ðây là nói Phật Dược Sư màu xanh báu, Phệ Trụ Lị Gia tức là "màu xanh báu", Tiêu Tai Diên Thọ Dược Sư Phật rất trang nghiêm. Ngài có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Ngài hiện thân khắp các cõi nước nhiều như hạt bụi, để thuyết pháp nhiếp thọ hết thảy chúng sinh. ‘’ Nguyện họ sớm phát tâm bồ đề.’’ Phật Dược Sư và Bồ Tát Dược Vương, Bồ Tát Dược Thượng hy vọng chúng ta và hết thảy chúng sinh sớm phát bồ đề tâm, lìa khổ được vui.

73. Bát la bà la xà gia. Kệ :

Đại tài Bát Nhã trí huệ quang Phổ chiếu pháp giới tánh trung vương Bất động đạo tràng Quán Tự Tại Tịch diệt vi lạc lộ đường đường.

Tạm dịch :

Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang Chiếu khắp pháp giới tính trung vương Bất động đạo tràng Quán Tự Tại Tịch diệt là vui lộ đường đường. Giảng giải : Bát La Bà tức là "trí huệ quang minh". Ðây là nói :‘’ Ðại tài Bát Nhã trí huệ quang - Chiếu khắp pháp giới tính trung vương.’’ Tính trung vương tức là bổn thể của Phật. ‘’ Bất động đạo tràng Quán Tự Tại.’’ Ðạo tràng luôn luôn bất động, không động bổn tòa mà giáo hóa mười phương rất tự tại. ‘’ Tịch diệt là vui lộ đường đường.’’ Phật dùng tịch diệt làm vui, cho nên Kinh Niết Bàn nói : ‘’ Các hành vô thường, Là pháp sinh diệt, Sinh diệt diệt rồi Tịch diệt là vui.’’ Lộ đường đường là lộ ra bổn thể tự tánh quang minh.

Không có nhận xét nào: