Chú Ðại Bi giảng giải
Hòa Thượng TUYÊN HÓA Việt dịch: Tỳ Kheo Thích Minh Ðịnh Ðại Bi Tâm Ðà La Ni Thần Chú
Nam mô hắc la đát na đa la dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bác ra da, bồ đề tát đoả bà da, ma ha tát đoả bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát toả. Nam mô tất kiết lật đoả, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất phật ra lăng đà bà. Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu thâu bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà già, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đoả, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô, kiết mông độ lô độ lô, phạt xà ra đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ na ra cẩn trì địa rị sắc ni na, ba dạ ma na ta bà ha. Tất đà dạ ta bà ha, ma ha tất đà dạ ta bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha, a tất đà dạ, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn đà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng yết ra dạ, ta bà ha. Nam mô hắc ra đát na, đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô yết đế, thước bàng ra dạ, ta bà ha. Án tất điện đô, mạng đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha. Thủ Nhãn thông thiên đại tổng trì Chấn động tam thiên thế giới thời Hữu duyên vô duyên hàm nhiếp hóa Từ bi phổ độ diêm phù đề . Chú Ðại Bi giảng giải Hòa Thượng Tuyên Hóa giảng vào năm 1969 tại Phật Giáo Giảng Ðường tại Tam Phan Thị (San Francisco) Chú Ðại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Ðại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Ðại Bi : "Ðại bi đại Chú thông thiên địa Nhất bách nhất thiên thập vương hoan Ðại bi đại từ năng khử bệnh Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền". "Ðại bi đại Chú thông thiên địa" : Bạn đọc Chú Ðại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa.
"Nhất bách nhất thiên thập vương hoan" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày ; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Ðại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ông vua ở dưới địa ngục, còn gọi là Thập Ðiện Diêm Vương, các vị ấy đều vui mừng, đó gọi là "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan".
"Ðại từ đại bi năng khử bệnh" : Vì sao Chú Ðại Bi gọi là Chú Ðại Bi ? Vì "bi hay cứu khổ", hay cứu tất cả khổ nạn của chúng sinh ; đó là "cứu khổ ban vui", cho nên gọi là Chú Ðại Bi. Cứu khổ ban vui, chủ yếu là có thể trị bệnh ; bất cứ có bệnh gì, bạn tụng Chú Ðại Bi thì bệnh đều khỏi hẳn. Có người nói :"Tôi tụng Chú Ðại Bi sao bệnh không khỏi hẳn ?" Vì bạn chẳng thành tâm ; nếu bạn thành tâm, thì nhất định sẽ có cảm ứng của Chú Ðại Bi.
"Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền" : Mỗi ngày bạn tụng 108 biến mà tụng một ngàn ngày, tức cũng khoảng thời gian ba năm, thì mười ông vua Diêm Vương đều vui mừng, bệnh gì cũng đều có thể trị được. Lúc đó bạn lập được rất nhiều công ; vì trong thời gian ba năm, hằng ngày bạn đều tụng Chú, chẳng tạo nghiệp. Dưới địa ngục có một tấm gương gọi là "nghiệt kính đài", bất cứ bạn tạo tội nghiệp gì thì đều hiển hiện ra ở trong tấm gương đó, giống như màn ảnh truyền hình. Một đời bạn làm gì, như bạn giết người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra tình hình bạn giết người ; bạn trộm cắp vật của người thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra cảnh tượng bạn trộm cắp ; nếu bạn đi đốt nhà phóng lửa thì trong tấm gương đó sẽ hiện ra nghiệp bạn đã làm. Nếu bạn chẳng có nghiệp gì thì sao ? Thì trong tấm gương đó chẳng có cảnh giới gì để hiện ra. Cho nên trong ba năm bạn tụng Chú Ðại Bi, nếu chẳng uống rượu, chẳng ăn thịt, chẳng ăn ngũ tân (hành, hành tây, hẹ, tỏi, nén) thì khi tấm gương "nghiệt kính đài" chiếu lên thì bạn chẳng có nghiệp chướng gì ; ở dưới địa ngục cho bạn mang tấm bảng nói rằng : "Người đó tụng trì Chú Ðại Bi, đã tiêu trừ nghiệp của họ, tất cả quỷ thần dưới địa ngục thấy người đó đều cúi đầu đảnh lễ cung kính như chư Phật ba đời và đều bảo hộ người đó như bảo hộ tất cả chư Phật, và cũng đi khắp nơi nói với các quỷ thần khác rằng thấy người đó đừng có nhiễu loạn họ". Cho nên Chú Ðại Bi có oai lực như thế, thật là không thể nghĩ bàn. Bây giờ giảng về Chú Ðại Bi. 1. Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia. Chúng ta thường niệm "Nam Mô A Di Ðà Phật", "Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật"; niệm thì niệm, vậy cứu kính hai chữ "Nam Mô" nghĩa là gì ? Rất ít người biết. Trước kia tôi từng hỏi nghĩa hai chữ "Nam Mô" như thế nào ? Chẳng có ai trả lời được như ý, họ đều chẳng biết.
"Nam Mô" là tiếng Phạn, dịch ra nghĩa là "quy y", cũng là "quy mạng kính đầu". Quy mạng là đem mạng sống của mình giao cho Phật, mình chẳng cần ; Phật kêu ta sống thì ta sống, kêu ta chết thì ta chết, nghe sự chỉ đạo của Phật. Kính là cung kính ; đầu là nương tựa. Kính đầu tức là cung kính nương tựa vào Phật. Chúng ta quy mạng tức là thân của chúng ta cũng quy y cho Phật, tâm cũng quy y cho Phật ; thân tâm đều quy y cho Phật.
"Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia": Nói tổng quát tức là mười phương vô lượng vô tận Tam Bảo, trên hình vẽ nói là bổn thân của Bồ Tát Quán Thế Âm. Tuy là bổn thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, tức cũng là quy y mười phương chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai.
Niệm câu Chú này ra chẳng phải chỉ kêu ta quy y mười phương vô tận thường trụ Tam Bảo, mà cũng khiến cho tất cả chúng sinh nghe được câu mật ngữ này thì đều quy mạng nương tựa vào mười phương ba đời vô tận vô tận thường trụ Tam Bảo. Tam Bảo như bạn đã biết là Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Bạn phải biết, trên thế gian cao quý nhất là Phật Bảo, cao quý nhất là Pháp Bảo, cao quý nhất cũng là Tăng Bảo. Chẳng có gì cao quý hơn bằng Tam Bảo. Chẳng những trong thế gian, mà dù xuất thế gian cho đến cõi trời Phi Tưởng Phi Phi Tưởng Xứ cũng chẳng cao quý bằng Phật, Pháp, Tăng, Tam Bảo. Cho nên trong mười pháp giới thì pháp giới của Phật là cao nhất. Cao nhất là Tam Bảo, nên chúng ta phải quy y, phải cung kính, phải tin nhận, đừng có tơ hào tâm hoài nghi; phải sinh tâm tin sâu sắc.
Quy y Tam Bảo có lợi ích gì ? Quy y Phật thì chẳng đọa địa ngục; quy y Pháp thì chẳng đọa làm ngạ quỷ; quy y Tăng thì chẳng đọa làm súc sinh. Ðó là nói sơ về quy y Tam Bảo.
Song, bạn quy y thì phải làm các điều lành mới được, nếu bạn vẫn giống như trước, sát sinh giết người, phóng lửa, trộm cắp, tà dâm, nói dối, uống rượu, chẳng có gì mà chẳng làm thì bạn chẳng tránh khỏi ba đường ác. Vì trong Phật pháp chẳng nói gì đến nhân tình. Chẳng phải nói :"Bạn đã quy y Phật, đã quy y Pháp, đã quy y Tăng. Quy y Phật thì chẳng đọa vào địa ngục ; quy y Pháp thì chẳng đọa làm ngạ quỷ ; quy y Tăng thì chẳng đọa làm súc sinh. Vậy thì bạn cứ tùy tiện muốn làm gì thì làm", chẳng phải vậy. Bạn phải cải ác hướng thiện, vĩnh viễn không làm việc xấu nữa mới được. Nếu bạn vẫn làm việc xấu thì vẫn đọa địa ngục như nhau. Chẳng giống như các ngoại đạo khác nói :"Chỉ cần bạn tin Chúa thì dù bạn tạo tội nghiệp cũng được lên Thiên đàng ; nếu bạn chẳng tin Chúa, thì dù bạn làm công đức cũng đọa địa ngục". Chẳng phải đạo lý như thế. Dù bạn tin Phật, nếu bạn tạo tội nghiệp thì nhất định cũng đọa địa ngục như nhau ; dù bạn chẳng tin Phật, nhưng nếu bạn làm công đức, cũng được sinh về cõi trời như nhau. Phật pháp chẳng phải là một thứ đạo lý mê hoặc lòng người, nói : "Ngươi phải tin ta thì muốn gì cũng đều được", chẳng phải như thế. Bạn tin Phật cũng phải đừng tạo tội nghiệp mới được ; nếu bạn tạo tội nghiệp thì vẫn bị đọa địa ngục như thường. Tức nhiên đọa địa ngục như nhau, vậy tại sao còn phải quy y Tam Bảo ? Quy y Tam Bảo thì bạn phải cải ác hướng thiện, sửa đổi lỗi lầm, làm con người mới, từ nay về sau chỉ làm việc lành, chẳng làm việc xấu nữa, như thế thì mới được lợi ích. Cho nên câu này là quy y mười phương vô tận vô tận Tam Bảo.
Bạn niệm câu Chú này thì bạn cũng được tiêu tai. Bạn có tai nạn gì, mà thường niệm "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" thì tai nạn của bạn sẽ được giải trừ, tai nạn lớn thì sẽ biến thành tai nạn nhỏ, tai nạn nhỏ thì sẽ biến thành chẳng có tai nạn. Cho nên đây là " pháp tiêu tai ".
"Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" còn là " pháp tăng ích ". Pháp tăng ích tức là bạn vốn đã có căn lành rồi mà bạn niệm Chú này thì căn lành của bạn càng tăng thêm, đắc được lợi ích càng nhiều, cho nên gọi là pháp tăng ích.
Bạn thường niệm Chú Ðại Bi, niệm riêng một câu "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia", thì bất cứ bạn muốn gì, mong cầu gì, bạn sẽ được sở cầu như ý, sở nguyện toại tâm, đây là "pháp thành tựu ". Bạn cầu gì cũng đều sẽ thành công. Ví như chẳng có con, muốn cầu con thì bạn niệm "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" thì sẽ được con. Chẳng có bạn trăm năm mà bạn muốn tìm một người bạn tốt thì bạn niệm "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" thì cũng sẽ được người bạn tốt. Song, bạn phải thành tâm, chẳng phải niệm một ngày, hai ngày, mà ít nhất bạn phải niệm ba năm. Nếu bạn niệm hết toàn bài Chú thì càng tốt, nếu không niệm hết thì niệm một câu "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" cũng thành tựu công đức không thể nghĩ bàn.
Giống như tại Ðông Bắc bên Trung Quốc, có một thứ ngoại đạo gọi là ‘Lý môn’. Chúng chẳng niệm gì khác, chỉ niệm một câu này. Vị lãnh tụ tối cao ngồi ở đó thọ người lễ lạy, ai ai cũng đều cuối đầu lạy anh ta. Trong tâm anh ta chỉ chuyên môn niệm "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia", đó là pháp linh cảm của Lý môn. Một vị ngồi kế bên anh ta gọi là ‘lãnh chánh’, còn vị nữa gọi là ‘bang chánh’, ba người ngồi ở tại đó, giống như là ‘phóng diệm khẩu’(chẩn tế cô hồn). Ðó tức là Lý môn. Nếu có ai đi "tại lý" thì anh ta truyền một câu mật ngữ. Câu mật ngữ này kêu bạn duỗi tay ra, tức là "Quán, Thế, Âm, Bồ, Tát", chỉ mấy chữ ; tại lý xong rồi thì coi như đã "triện thượng", triện thượng rồi thì về sau chẳng cần mở miệng niệm; phải niệm ở trong tâm :"Quán Thế Âm Bồ Tát, Quán Thế Âm Bồ Tát", chẳng niệm ra lời. Câu pháp này "phụ tử bất qua, thê tử bất truyền", giữa cha và con cũng không thể truyền, dù vợ chồng cũng không được nói. Ðắc được năm chữ này rồi thì gọi là "ngũ tự chân ngôn". Sau đó lại bảo bạn "tại lý", không niệm như vậy nữa mà phải "bế khẩu tàng thiệt", câm miệng, lưỡi thì ẩn náu đi ; "thiệt tiêm đình thượng ngạc", "khí khác tâm niệm", niệm ở trong tâm; "ý căn pháp hiện". Ðây nói thật là hảo diệu, hảo thần mật. Tại phương bắc có một cái hội gọi là "giới yên tửu hội", hội này chủ yếu là không uống rượu, không hút thuốc, tức gọi "tại lý công sở". Ở Trung Quốc gần hơn một trăm năm đến nay "công sở đạo" rất là thịnh hành, họ nương vào câu Chú này. Làm Pháp sư ngồi tại chánh tòa "tòa lý" niệm "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia". Vì trước kia những nơi này tôi đều đã đi qua cho nên tôi đều biết.
Câu Chú này cũng là " pháp hàng phục ", hay hàng phục thiên ma, chế các ngoại đạo. Tất cả thiên ma ngoại đạo nghe thấy câu Chú này thì đều bỏ chạy, Song, chẳng phải là " pháp câu triệu "; pháp câu triệu tức là một khi niệm câu Chú này thì bắt thiên ma quỷ quái lại. Cho nên câu Chú "Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" này có công năng không thể nghĩ bàn; nếu nói ra nhiều thì vô cùng vô tận.
"Nam Mô Hắc La Ðát Na Ða La Dạ Gia" : Nam Mô : Là "quy mạng kính đầu", Hắc La Ðát Na : Là "Bảo"; Ða La Dạ : Là "Tam"; Gia : Là "lễ". Hợp lại nghĩa là nói dùng thân tâm tính mạng của chúng ta quy y cho mười phương ba đời vô tận vô tận Tam Bảo, chúng ta cúi đầu đảnh lễ Tam Bảo.
Vô tận là gì ? Chư Phật quá khứ chẳng cùng tận, chư Phật hiện tại chẳng cùng tận, chư Phật vị lai cũng chẳng cùng tận; đó gọi là vô tận Tam Bảo
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét