Từ vô thỉ kiếp đến nay, chúng ta đã có biết bao là hạt giống nghiệp tội, cũng bởi do nghiệp mà chiêu vời quả báo. Kinh Địa Tạng nói: Mỗi cử động, mỗi tâm niệm của chúng sanh ở cõi Diêm Phù đều là tội lỗi. Do từ những chủng tử đó mà phát sanh thêm các giống chủng tử khác, nên nghiệp tội tích tụ thêm nhiều tội nghiệp hơn. Cho nên lục đạo chướng duyên khiến bị luân chuyển không cùng tận. Nếu chúng ta không nương nhờ vào tọa thiền, tụng niệm và lễ sám, thì làm sao hy vọng tiêu trừ được những tội nghiệp như thế? Đây đặc biệt đúng với những vị xuất gia vào cửa Đạo, vì họ đã không làm việc trong chính quyền, không cày bừa, cũng chẳng đan dệt, duy chỉ dựa vào sự cúng dường của thí chủ đàn na. Nếu như họ không lo gia công tu Đạo, thời sẽ khó tiêu của tín thí. Đại Sư Triệu Châu nói: "Đời nay không liễu Đạo, sau mang lông đội sừng trả." | From limitless time until now, we have carried with us the seeds of karma. Karma brings its corresponding retribution. In the Earth Store Sutra the Buddha explains, "I see that every single movement or stirring of thought on the part of living beings of Jambudvipa is an offense." From such seeds, more seeds are produced, and from karma more karma is accumulated. If we don't rely on meditation and recitation ceremonies, how can we hope to eradicate such offenses? This is especially true for those who have set forth from the home-life and entered the Way, who neither serve the government nor assume other livelihoods, but who solely rely on the offerings of donors. If those people do not apply effort in cultivating the Way, then it will be difficult for them to digest the offerings made by faithful donors. The Great Dhyana Master Zhaozhou said, "If one doesn't accomplish the Way in this very life, then one will have to repay the debts accrued by wearing horns and fur in the future." | |
故二課,功豈自利,且與法界眾生,同得 阿耨多羅三藐三菩提,閱者思之,慎不可以其近而忽之。 | Hơn nữa khóa lễ sáng và chiều không những sẽ làm lợi ích cho riêng cá nhân, mà cũng đem lợi ích cho cả chúng sanh trong khắp Pháp Giới, cùng đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề (Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác). Vậy, sao chúng ta lại có thể bỏ qua sự việc quan trọng như thế? | Moreover, Morning Recitation and Evening Recitation are performed not only for the sake of benefiting oneself, but also for the sake of enabling living beings throughout the Dharma Realm to attain Anuttarasamyaksambodhi (Unsurpassed, Proper, Equal, and Right Enlightenment). How can we overlook such an important matter? |
凡念誦者,身要端肅不懈,口要念誦貫徹,意要注心不移,則三業與三止相 合。至若身能恪恭不怠,口能出音明爽,意能隨文作觀。則三業與三觀相契 。三止三觀,如鏡鑑象,嘗無簡擇。然能纖毫不遺。此則我心與聖心感應道 交,如水投水,以空合空。可謂功溥法界,量等虛空矣。 | Phàm là người khi tham gia khóa lễ: thân nên nghiêm chỉnh, không uể oải; miệng tụng niệm thông suốt, rõ rãng từng tiếng; ý nên chú tâm không dao động suốt từ đầu khóa lễ cho đến khi kết thúc. Như vậy tức Tam Nghiệp (thân khẩu ý) và Tam Chỉ (đình chỉ các tạp nhạp với thật thể, ngừng các phương tiện phan duyên và ngừng dẫn đến hai cực đoan) sẽ cùng tương hợp với nhau. Nếu thân tướng chúng ta có thể cung kính, trang trọng, không giải đãi, miệng niệm dõng dạc, rõ ràng và ý quán tưởng theo đoạn Kinh văn, tức là Tam Nghiệp sẽ tương khế (khế hợp) hài hòa với Tam Quán (không, giả, trung). Tam Chỉ và Tam Quán như kính giám tượng chiếu soi vạn vật, đã từng không chọn lựa, mà vẫn tinh vi rõ ràng, chẳng thiếu sót. Được vậy là tâm ta cùng tâm Thánh sẽ cảm ứng Đạo giao, như nước hòa vào nước và như đem hư không hợp vào không gian. Có thể gọi là công đức của chúng ta phổ biến khắp Pháp Giới, mức lượng bằng như hư không vậy. | As participants in recitation ceremonies, we should carry our bodies erect and never be casual. We should sound each syllable of every recitation passage, our minds concentrated and unmoving, from the beginning to the end of the entire recitation. Then the Three Karmas (of body, speech, and mind) and the Three Stoppings (the stopping that leads to the meshing with True Substance; the stopping of expedients according with conditions; and the stopping of the two extremes) will be in harmony. If we can maintain an attitude of respect in our physical demeanors, if we recite with clear and crisp voices, and if we formulate in our minds the contemplations in keeping with the passages as we recite them, then the Three Karmas will mesh with the Three Contemplations (of emptiness, falseness, and the Middle). The Three Stoppings and Three Contemplations will then become like a mirror reflecting the myriad images, and our minds and the Sages' mind can come together in an intertwining response, just as when water is poured into water, and empty space unites with empty space, so that our merit fills the Dharma Realm, and our measures become equal to the void. |
早課綸貫 | Công Phu Khuya | Morning Recitation |
行人先究全課文義貫通,以便誦持起觀。復當平時定心純熟,否則境雜心亂 ,觀想難成。 | Người tu hành trước hết nên học cho thông suốt toàn bộ văn nghĩa của khóa lễ. Như thế sẽ tiện giúp cho chúng ta khởi quán tưởng trong lúc tụng trì. Lại nữa, lúc bình thường trong khóa lễ, chúng ta nên định tâm thuần thục. Nếu không, một khi đối diện với các cảnh giới có thể khởi lên trong lúc tụng niệm, khiến tâm bị tạp loạn, thì sự quán tưởng khó mà thành tựu được. | Cultivators should first study the recitation ceremonies to comprehend their deeper intent. That facilitates our contemplating while reciting and upholding. We should familiarize ourselves with the liturgy. Otherwise, in the face of the various states that could arise during recitation, our minds would become scattered and we would not succeed in reaching a proper state of contemplation. |
故於晨早萬境末動之際,心猶恬靜,整衣即起,念佛頂楞嚴心 咒治五欲於未萌,速期心精通。直顯如來藏妙真如性。所謂寂然,不動感 而遂通也。 | Vào buổi sáng sớm, khi muôn vạn cảnh vật chưa khởi động, là lúc tâm chúng ta vẫn còn yên tĩnh. Chúng ta nên thức dậy, mặc áo chỉnh tề và bắt đầu tụng Chú Phật Đảnh Lăng Nghiêm Tâm (Chú Lăng Nghiêm). Bài chú này điều trị ngũ dục - khi chúng chưa kịp nảy sanh các mầm móng, khiến tâm chúng ta nhanh chóng được tinh thông, thấm nhuần và sẽ trực thẳng hiển bày Như Lai Tạng Diệu Chân Như Tánh. Gọi là: Tịch nhiên và bất động. Là một cảm ứng và tự nhiên thông suốt vậy. | In the early morning, when the myriad states have not arisen, when our minds are quiet and tranquil, we should awaken and get dressed and immediately commence the recitation of the Surangama Mantra of the Buddha's Summit. This mantra serves to regulate the five desires before they have had time to arise so that our minds quickly penetrate and directly reveal the wonderful nature of the Treasury of the Thus Come One as it truly is. As it is said, "Still and unmoving, there is a response and a spontaneous penetration." |
加持大悲神咒滌諸心垢。如意寶輪王咒心垢既淨,悟同體之大 悲,轉如意之法輪。消災吉祥咒災消吉至,法輪更得自在。功德寶山咒吉 既心現,居法性山獲功德寶。準提咒猶恐法性難顯,深消理障,方使果遂。 決定光明王咒得果遂已,即求光明王如來之智壽。藥師灌頂咒智壽已發,更如 琉璃內含寶月,流光灌頂。觀音靈感咒深契觀音法界耳根,靈感無窮,如月 照而且寂,寂而且照。七佛滅罪咒猶恐本業朦朧,智月難明,須滅無始業 根。往生咒根本業淨,希彌陀灌頂,如證淨土。善女天咒總上妙觀, | Kế đến là niệm Chú Đại Bi, chú này có năng lực gội rửa tâm trần cấu. Sau khi giác ngộ đồng thể đại bi với tất cả, chúng ta tụng tiếp Thập Chú: 1) Chú Như Ý Bảo Luân Vương: Khi tâm cấu nhơ đã thanh tịnh, chúng ta chuyển Pháp Luân Như Ý. 2) Chú Tiêu Tai Kiết Tường: Ngăn trừ tai ương và đem tốt lành đến. Pháp luân càng thêm được tự tại. 3) Chú Công Đức Bảo Sơn: Kiết tường đã hiển hiện trong tâm, chúng ta cư trú trên Núi Pháp Tánh và thu hoạch bảo công đức. 4) Chú Chuẩn Đề: Tiêu trừ hoàn toàn những lo sợ chướng ngại, hầu Pháp Tánh có thể hiển hiện - là phương tiện cho quả thành công toại. 5) Chú Quyết Định Quang Minh Vương: Quả thành công toại rồi, thì sẽ đem lại trí huệ thọ mạng cho chúng ta. 6) Chú Dược Sư Quán Đảnh: Trí huệ thọ mạng đã phát rồi, thời lại càng như lưu ly hàm chứa bảo nguyệt bên trong. Lúc này, ánh sáng lưu dẫn, rưới trên đỉnh đầu chúng ta. 7) Chú Quán Âm Linh Cảm: Khế hợp thâm diệu với năng lực nhĩ căn của Đức Quán Âm - cùng khắp Pháp Giới và sự linh cảm vô cùng tận. Như ánh nguyệt chiếu soi mà hãy còn tịch tĩnh, tịch tĩnh mà chiếu soi. 8) Chú Thất Phật Diệt Tội: E rằng bổn nghiệp mông lung mờ mịt, nên phải tiêu diệt các nghiệp căn từ vô thỉ kiếp - từng ngăn cản trí huệ quang minh như vần nguyệt sáng của chúng ta. 9) Chú Vãng Sanh: Nghiệp của chúng ta vốn là tịnh, nên hy vọng được Phật Di Đà quán đảnh xoa đầu, như để chứng minh rằng chúng ta sẽ vãng sanh Tịnh Độ. 10) Chú Thiện Nữ Thiên: Là diệu quán cao tột nhất của tất cả đã diễn tả ở trên. | Next we go on to recite the Great Compassion Mantra, which has the ability to cleanse the mind of filth. After enlightening to the compassion of mutual identity with all things, we recite the Ten Small Mantras: we turn the Dharma Wheel with the As-You-Will Wheel King Dharani. The Disaster-Eradicating Auspicious Spirit Mantra prevents calamities and brings good fortune. That is followed with the Meritorious Virtue Jeweled Mountain Mantra. Auspiciousness in our minds, we dwell on the Mountain of the Dharma-nature and obtain the jewel of meritorious virtue. The Cundi Spirit Mantra completely dispels the obstructions regarding phenomena, so that the Dharma-nature can be revealed in its fullness. Next, we intone the Sagely Resolute Light King Dharani of Limitless Life Mantra, to entreat the Thus Come One Light King to bestow wisdom-life upon us. Our wisdom-lives having come forth, we go on to intone the Medicine Master True Words for Anointing the Crown of the Head, which further enhances our wisdom so that if becomes like crystal encompassing a jeweled moon within. At this point, light pours forth, anointing the crowns of our heads. With the recitation of the Guanyin's Efficacious Response True Words, we mesh the Guanyin's efficacious ear-organ and the entire Dharma Realm, and the magical responses are boundless [...]. The True Words of Seven Buddhas for Eradicating Offenses roots out at their very source the beginningless karma that impedes the brilliant light of our wisdom and that prevents it from shining forth. The Mantra for Rebirth in the Pure LandTen Small Mantras, the Good Goddess Mantra, culminates the sublime contemplations described above. affects our karma, which is originally pure, as we request Amita Buddha to anoint our heads as certification that we will be reborn in the Pure Land. The last of the |
共成 法性妙用,所願果遂。然諸密咒,既入妙觀,當知皆是一心所成。 | Những bài chú này cũng nhau hợp thành sự diệu dụng của Pháp Tánh, khiến cho chúng ta nhanh chóng được toại nguyện. Tuy nhiên, dù đã được thâm nhập diệu quán do nhờ những bài mật chú, nhưng ta nên biết, tất cả đều là do ở chỗ nhất tâm quán niệm mà thành. | Together those mantras serve to quicken the wonderful functioning of the Dharma-nature and the fulfillment of our wishes. However, we should know that although we may enter a wonderful state of contemplation by reciting those mantras, they must be recited with a single-minded concentration in order for the contemplations to be actualized. |
恐著觀境,故 加般若心經直指心體本空,無智境可得,空相亦空,智境歷然,非一非異, 二邊絕待,三觀圓融。 | Hơn nữa, để tránh sự chấp trước vào các cảnh quán tưởng, nên chúng ta tụng thêm Bát Nhã Tâm Kinh. Kinh chỉ thẳng và tâm thể bổn không, bởi sự tuyên bố khẳng định rằng tuyệt không trí huệ có thể đạt được. Ngay cả tướng không cũng là không. Vì thể, cảnh giới của trí huệ hiện rõ hiển nhiên trong toàn thể của nó - không một không khác. Nhị biên cực đoan bị trừ tuyệt và Tam Quán được viên dung. | Further, to prevent us from becoming attached to those states of contemplation, the Heart of Prajna Paramita Sutra is recited. That Sutra points directly to the mind's substance in its fundamental emptiness, by proclaiming that ultimately there is no wisdom that can be obtained; even the mark of emptiness itself is empty. Thus, the state of wisdom is revealed in its entirety—not one; not many. The two extremes are eliminated and the Three Contemplations are perfectly fused. |
以上十二密咒,及一顯經,互該互攝。以此功德,總申 回向三寶龍天,普及四恩三有,八難三途,國泰民安, 檀增福慧,三門清淨,十地頓超, | Tất cả mười hai bài chú trên của Mật Tông và một bài Kinh thuộc Hiển Tông cùng hổ trợ nhiếp thu lẫn nhau - lấy đó làm công đức đồng thời hồi hướng đến Tam Bảo long thiên, phổ cấp bốn ân, ba cõi, tám nạn ba đồ, quốc thái dân an, đàn tăng phước huệ, ba môn thanh tịnh, thập địa đốn siêu. | Those twelve mantras of the Secret School and one Sutra of the Apparent Teaching share a mutual identity and are mutually encompassing. [...] |
故結回向偈,然後念佛,以求實證。當知 念一佛則諸佛咸趣一佛。一多互攝,自他相融。 | Phần kết là kệ hồi hướng, kế đến chúng ta niệm Phật cầu thật chứng. Khi niệm một danh hiệu Phật, thời là bao hàm tất cả các danh hiệu chư Phật - bởi có sự bao gồm hỗ trợ của một với nhiều và sự hợp nhất hoàn toàn tương dung giữa mình và người khác. | As a means to attain actual certification, we next recite the Buddha's name. In the recitation of one Buddha's name, the names of all Buddhas are implied, because of the mutual inclusion of the one with the many and the perfect fusion between self and others. |
[...] | Tiếp đến là niệm Mười Hạnh Phổ Hiền. Khi niệm, nên quán tưởng các đại nguyện này như là nguyện của chính mình. Và luôn phải thâm nhập những đại nguyện trực thẳng vào mỗi tâm niệm, mỗi lời lẽ và mỗi hành động của chúng ta. Kinh Hoa Nghiêm có giải thích về Mười Đại Nguyện của Bồ Tát Phổ Hiền trong phẩm 40, chúng ta nên học hỏi để quen thuộc với ý nghĩa và nội dung của lời nguyện. | Next the Ten Great Vows of Universal Worthy Bodhisattva are recited. As we recite we should contemplate that these great vows are our own vows, and that they must direct our every thought, word, and deed throughout all time. Universal Worthy Bodhisattva's explanation of the Ten Great Vows in Chapter 40 of the Flower Adornment Sutra should be studied so that we may become familiar with the vows' meaning and scope. |
末以三皈,全收上諸顯密功 德,結成自性三寶,不假外皈,全顯一心大總相法門,爾則何遇非如來藏哉。 | Kết thúc khóa Công Phu Khuya là Tam Quy Y, tức gồm thâu công đức tụng niệm các bài chú cùng bài Kinh của Mật và Hiển Tông, hầu kết thành tự tánh Tam Bảo chúng ta. Chúng ta không cầu vay mượn quy y bên ngoài tự tánh của chính mình. Đại tổng tướng pháp môn của nhất tâm sẽ hiển hiện hoàn toàn. Lúc đó tức là lúc chúng ta hội ngộ được Như Lai Tạng. | Morning Recitation is concluded with the Three Refuges, as we return the merit generated from reciting the mantras and Sutra of the Secret and Apparent Teachings to the Triple Jewel of our own natures. We don't seek refuge by relying on anything external to our own natures. The great, all-encompassing Dharma-door of the One Mind is completely manifested. In this way, everything that we encounter belongs to the Treasury of the Thus Come One. |
暮課綸貫 | Công Phu Chiều | Evening Recitation |
若於暮時 ,應總攝眾善,歸趣淨土。可謂造功於始,歸德於終。故於暮時,百念彌陀 經使悟極樂依正之妙境。特勸專持名號之正因。正欲眾生厭離娑婆之極穢 。欣取樂邦之全淨。往生咒即希彌陀來住我頂,拔除業障根本,證我果決 往生。 | Khi chiều xuống, chúng ta nên nhiếp thu tất cả các việc thiện lành để quy hướng về Tịnh Độ. Đây được xem như "tạo công lúc đầu và quy đức lúc cuối." Thế nên, đến lúc chiều tối thì tụng Kinh A Di Đà trước. Kinh này khiến chúng ta giác ngộ về cảnh vi diệu của y báo, chánh báo nơi cõi Cực Lạc. Chúng ta chuyên cần trì niệm danh hiệu Phật là nhân chánh đáng, hầu mong cho chúng sanh khởi tâm chán ngán, xa rời thế giới Ta Bà cực kỳ ô uế, mà vui thích đến cõi Cực Lạc hoàn toàn thanh tịnh. Với Chú Vãng Sanh, chúng ta cầu mong Phật A Di Đà tới xoa đầu, bạt trừ nghiệp chướng căn bổn và bảo chứng rằng chúng ta quyết định sẽ được vãng sanh về thế giới của Ngài. | When evening comes, we should gather in the myriad virtues and dedicate them to the Pure Land. This is known as "creating merit at the beginning and returning the virtue at the end." And so one begins the recitation with the Amitabha Sutra. This Sutra causes us to awaken to the sublime primary and dependent rewards of the Land of Ultimate Bliss. We are exhorted to practice the Dharma of reciting the Buddha's name, and it is the proper cause for living beings to beget loathing for the extreme filth of the Saha world and aspire toward the utter purity of the Pure Land. With the Rebirth Mantra we beseech Amita Buddha to anoint the crowns of our heads, to pull out the fundamental cause of our karmic obstacles, and to guarantee that we will certainly be reborn in His land. |
雖然,行人心雜,障非易除,必依懺悔文發願云,我今發心,不為自 求,乃至願與法界眾生,同得菩提。禮誦八十八佛懺悔無始業根。普賢願 偈重廓前願,得二諦融通海印三昧。 | Tuy nhiên, nếu tâm của hành giả bị tạp loạn nhơ bẩn, thời nghiệp chướng sẽ không dễ gì tiêu trừ được. Vì vậy chúng ta phải nương tựa và bài văn sám hối phát nguyện: Con nay phát tâm, không vì tự cầu, cho đến nguyện cùng chúng sanh trong Pháp Giới đồng đắc Bồ Đề. Lễ Sám 88 Vị Phật, nhằm sám hối nghiệp căn từ vô thỉ kiếp. Với bài kệ Phổ Hiền Thập Nguyện thì khuếch rộng sâu xa như đã niệm lúc sáng sớm - những thời tụng niệm này giúp ta nhận ra Nhị Đế dung thông, Hải Ấn Tam Muội. | If the practitioner's mind is admixed with defilement, his obstacles are not easily eradicated, and so we rely on the [...] Eighty-eight Buddhas Repentance Ceremony, with its verses of Universal Worthy Bodhisattva, to expand upon the Ten Kings of Vows recited earlier in the day. With those recitations, both relative truths and Absolute Truth are perfectly fused and the Sea-seal Samadhi is realized. |
已而設放蒙山廣濟幽冥。般若心經 使悟罪福無主,人法雙亡,了達實相。往生咒重蒙彌陀舒光灌頂護念, 六道變為淨土,有情即證十地。 | Sau hai thời Kinh A Di ĐàLễ Sám 88 Vị Phật, tiếp đến Thí Thực Mông Sơn là quảng độ cứu tế chúng sanh cõi u minh. Rồi niệm Bát Nhã Tâm Kinh, khiến họ hiểu rằng tội và phước không có chủ, người và pháp đều trống không, như vậy họ mới có thể liễu đạt Thật Tướng của các pháp. Một lần nữa, niệm Chú Vãng Sanh, mong được Phật A Di Đà phóng quang trên đỉnh đầu và hộ niệm chúng ta, biến lục đạo thành Tịnh Độ, các chúng hữu tình liền chứng đến Thập Địa. và | Both the Amitabha Sutra and the Eighty-eight Buddhas Repentance Ceremony are followed with the Meng Mountain Offering, bringing vast benefit to beings of the lower realms, and the Prajna Paramita Heart Sutra is recited to affect their understanding that both offenses and blessings have no host and that people and dharmas are empty, so that they may come to realize the True Reality of all dharmas. Once again, the Rebirth Mantra is recited, as we rely upon Amita Buddha to release light to anoint the crowns of our heads and protect us. We pray that the six paths transform into the Pure Land, and that all sentient creatures immediately be certified to the Ten Grounds. |
然後念佛回向,以取實證。終結三皈,從始 至終所有諸善,一一消歸自性三寶。當願法界眾生,發無上心,同圓種智。 二時祝讚,祈禱韋馱諸天,伽藍等神,擁護三寶。禦侮以安正道。 | Kế đến là niệm danh hiệu Phật để hồi hướng công đức và cầu thật chứng. Rồi chúng ta kết thúc bằng Tam Quy Y. Tất cả các việc thiện có được trong ngày, từ thủy đến chung, nhất nhất đều quy về tự tánh Tam Bảo - đưng nguyện Pháp Giới chúng sanh, phát vô thượng tâm, đồng viên chủng trí. Với hai thời tán tụng, chúng ta khấn cầu Ngài Vi Đà, chư thiên, và các vị thần Già Lam ủng hộ Tam Bảo, chống ngoại xâm để đem an ninh cho Chánh Đạo. | Next, we recite the Buddha's name as we transfer merit and seek actual certification. We conclude with the Three Refuges. As goodness gained throughout the day, from beginning to end, is returned to the Triple Jewel of our natures, and we vow that the living beings throughout the Dharma Realm will all bring forth the unsurpassed resolve and together perfect the wisdom of all Modes. [...] |
清朝玉琳國師,圓寂一六七六年 | Quốc Sư Ngọc Lâm - Thanh Triều (viên tịch năm 1676) | By National Master Yulin (died 1676) of the Qing Dynasty |
Ban phiên dịch Việt ngữ Vạn Phật Thánh Thành | English translation by the Buddhist Text Translation Society |
Niệm Phật hàng ngày trong thất niệm Phật là chúng ta gieo trồng chủng tử thành Phật. Mỗi tiếng niệm Phật là gieo trồng một chủng tử, mười tiếng niệm Phật là gieo trồng mười chủng tử. Nếu mỗi ngày quý vị niệm một triệu lần, quý vị dã gieo trồng một triệu chủng tử. Cứ niệm, đừng lo tâm tán loạn. - HT Tuyên Hóa
Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009
thâm nhập những đại nguyện trực thẳng vào mỗi tâm niệm
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét