Thứ Năm, 2 tháng 7, 2009

Sai lầm là ở chỗ cho rằng sự vật bất biến

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.

Ảo ảnh (Phật giáo)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Ảo ảnh cũng được gọi là giả tướng (假 相), đọc đúng là Huyễn (幻) (幻 影; māyā).

Đây là danh từ được dùng để chỉ thế giới hiện tượng đang liên tục thay đổi này. Đối với người chưa giác ngộ thì thế giới này là thế giới duy nhất có thật. Ảo ảnh được dùng để chỉ tất cả các hiện tượng sinh diệt, không thuộc thật tại cuối cùng (Ba thân). Một khi thấu hiểu rằng mọi Pháp đều là ảo ảnh thì điều đó đồng nghĩa với Giác ngộ (Bồ-đề) và đạt Niết-bàn.

Theo quan niệm Phật giáo thì "thấy" thế giới, tự chủ rằng có "một người" đang nhận thức và có "vật được nhận thức", có "ta" có "vật" có thế giới luân chuyển này chưa phải là sai lầm. Sai lầm là ở chỗ cho rằng sự vật bất biến, trường tồn và thế giới này là duy nhất, có thật. Đây mới là Kiến giảibất thiện vì nó ngăn trở những tri kiến bổ ích khác. Thật sự thì cái tương đối và cái tuyệt đối không hề rời nhau; và như thế, ảo ảnh () và Bồ-đề (ngộ) bản tính không hai. Thiền sư Vĩnh Gia Huyền Giác trình bày xuất sắc sự việc này ngay trong phần đầu của bài Chứng đạo ca:

君不見
絕學無爲閑道人。不除妄想不求真
無明實性即佛性。幻化空身即法身
法身覺了無一物。本源自性天真佛

Dịch nghĩa:

Quân bất kiến!
Tuyệt học vô vi nhàn đạo nhân
Bất trừ vọng tưởng bất cầu chân
Vô minh thật tính tức Phật tính
Huyễn hóa không thân tức pháp thân
Pháp thân giác liễu vô nhất vật Bản nguyên tự tính Thiên chân Phật...

Bất khả đắc

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Bất khả đắc (zh. bùkě dé 不可得, ja. fukatoku) nghĩa là “Không thể nắm bắt được.” Không thể đạt được, không thể hiểu được. Là điều không thể biết được, bất cứ nhọc công tìm kiếm như thế nào.

  1. Trong đạo Phật, không thể nào tìm thấy một ngã thể bất biến, nguyên si trong tất cả mọi hiện hữu (sa. nāvadhāryate, anupalabdhi);
  2. Không thể, không thể đạt, không thể thực hiện;
  3. Không tồn tại;
  4. Sự vắng mặt của chấp trước vào một cơ sở tự tồn.

Trong kinh Kim Cang, Thích Ca Mâu Ni có dạy cho Tu Bồ Đề:

Quá khứ tâm, bất khả đắc, hiện tại tâm bất khả đắc, vị lai tâm bất khả đắc

Diêm vương

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm

Diêm vương (閻王) hay Diêm-la (閻羅) (gốc tiếng Phạn: Yama-rāja; phiên âm Hán-Việt đầy đủ là Diêm-ma vương 閻魔王 hay Diêm-la vương 閻羅王), là chúa tể của địa ngục. Mô tả về Diêm vương thay đổi tùy theo nền văn hóa.

[sửa] Trong Phật giáo

Tượng Diêm vương chế tác theo quan điểm của Phật giáo Tây Tạng.

Trong huyền thoại Phật giáo, Diêm vương nguyên là vua của xứ Vệ-xá-li (Vaiśālī). Trong một trận chiến tranh đẫm máu, ông ước nguyện làm vua địa ngục và quả nhiên được tái sinh làm Diêm vương. Diêm vương có 8 tướng quân và 80.000 binh sĩ. Mỗi ngày ba lần Diêm vương và các tướng sĩ phải chịu hình phạt bị đổ đồng sôi vào miệng cho đến khi tội ác của họ được tha thứ. Diêm vương là người phái cái già, cái chết đến cho con người, nhắc nhở họ đừng làm gì trái với đạo lí. Diêm vương có người em gái là Yami, nữ chúa cai trị nữ nhân ở địa ngục.

Diêm vương tuy cai trị Địa ngục nhưng vẫn sống có đạo lý, có quy y Phật, khác với Ma vương là kẻ phỉ báng thánh thần, gieo rắc tội ác.

[sửa] Xem thêm

[sửa] Liên kết ngoài

Không có nhận xét nào: