Thứ Bảy, 4 tháng 7, 2009

người nữ nên phản hồi về đồng nữ

Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.8. Diệu Đạo

Chúng sanh có căn tánh thiện nhiều hay ác nhiều, Phật đều biết hết. Dục niệm của chúng sanh dù nhiều, dù ít Phật cũng hiểu rõ. Cho nên Phật vì chúng sanh mà chỉ dạy biết bao nhiêu là diệu đạo.

Diệu đạo là gì? Nói theo cách cạn cợt: Đạo là những việc làm thường ngày, đạo mà mỗi ngày chúng ta dùng, thực hành, kinh nghiệm đều là rất vi diệu. Nếu không chú ý nghiên cứu nó, chúng ta sẽ không biết chỗ vi diệu của nó đâu. Còn nếu chú ý nghiên cứu nó, thế thì bất cứ việc gì cũng đều diệu, diệu không thể nói được. Ví như, đồ vật mà chúng ta dùng thường ngày là từ đâu đến? Là đến từ nơi rất vi diệu. Rồi chúng nó đi đâu? Đi tới chỗ cũng thật là diệu mầu. Tóm lại, tất cả đều là diệu đạo.

Cảnh giới mà chúng ta sinh hoạt mỗi ngày cũng chính là diệu đạo. Cũng giống như chúng ta không ăn thì bụng đói. Vì sao phải đói? Đó là diệu. Sau khi chúng ta ăn xong thì no. Đó cũng là diệu. Cho đến mặc áo hay uống trà, tất cả cũng đều tuyệt diệu như nhau. Nếu không huyền diệu thì sao chúng ta phải dùng đến chúng? Mặc dù chúng ta dùng chúng, nhưng cũng không dùng được lâu dài, mà chỉ là tạm thời thôi. Vậy quý vị nói có phải là vi diệu không?

Có người nói: “A! Ai mà không biết cái đạo lý nầy!”

Nhưng chỗ hiểu biết của quý vị chỉ ở ngoài da, chứ không phải cứu cánh. Quý vị chưa biết được chỗ vi diệu đâu.

Vì sao người ta thích ăn ngon? Đó là cái vi diệu. Vì sao người ta muốn mặc quần áo đẹp? Đó cũng là cái vi diệu. Vì sao người ta thích ở trong căn nhà tốt đẹp? Đó cũng là cái vi diệu nốt.

Chúng ta không mấy minh bạch về ý nghĩa của cái vi diệu nầy cho lắm. Nói theo cách khác, nếu chúng ta hiểu rõ thì là diệu, không hiểu rõ tức là không diệu. Cũng giống như hai hành giả “Tam Bộ Nhất Bái” đang lúc trên đường vừa đi ba bước, lạy một lạy; có một vị quần bị rách không thể che thân. Lúc bấy giờ, bên đường lại xuất hiện một cái quần!

Đó là cái vi diệu. Sau đó lại có người ném chai bia vào họ, nhưng không trúng, đó cũng là cái vi diệu. Ý nghĩa của sự vi diệu nầy thì có rất nhiều chuyện để nói vậy.

Giảng ngày 5 tháng 11 năm 1980

9. Phản Bổn Hoàn Nguyên

Cái thân nầy không phải do ngũ uẩn tích tụ mà thành. Nó cũng không phải là từ mười hai xứ hay mười tám giới mà lại. Phật đã không có cái hình tướng, nhưng sao chúng sanh lại thấy được ba mươi hai tướng và tám mươi vẻ đẹp của Ngài? Đó là vì Phật tùy thuận theo tâm phân biệt của chúng sanh mà thị hiện ra. Nhân vì chúng sanh có tâm phân biệt tốt xấu, và Phật vì muốn chúng sanh phát Bồ Đề tâm, Ngài đã thị hiện thật nhiều thân không giống nhau để chúng sanh tăng thêm lòng hoan hỷ và tín ngưỡng. Đó là pháp môn phương tiện thiện xảo rất khéo léo.

Người nam thì muốn tìm một cô gái đẹp để làm vợ, còn người nữ thì muốn tìm một chàng trai anh tuấn để làm chồng. Điều đó chứng minh rằng ai ai cũng thích đẹp chứ chẳng thích xấu. Tâm con người đều là như vậy và tâm lý con người cũng giống như thế. Ai ai cũng hy vọng có vợ đẹp, hoặc có chồng khôi ngô, tuấn tú. Đó là chuyện thường tình của con người, là việc hiển nhiên thôi.

Có người hỏi: “Thầy đang giảng kinh, nhưng sao lại nói về chuyện nầy?”

Quý vị bảo tôi đừng nói về chuyện nầy, vậy thì tôi nên nói về chuyện gì? Người xưa nói: “Đạo của người quân tử, bắt đầu từ chồng vợ.” Trên thế giới nầy chỉ có hai người nam nữ. Có nam nữ rồi mới tạo thành thế giới được. Ở đây tôi đặc biệt có lời thanh minh rằng: đôi nam nữ nầy không phải là ông Adam và bà Eva, mà cũng không phải là do đức Chúa Trời dùng đất bùn nặn ra nam nữ để đến thế giới nầy. Nói tóm lại, cái thế giới nầy là do sự tổ chức của vợ chồng mà khởi nên.

Có chồng vợ rồi, sau đó có cha con, anh em, có tôi, có người. Nam nữ vốn là âm dương. Cho nên nói: “Một âm một dương gọi là đạo, rời khỏi âm dương đạo chẳng thành.” Lại nói: “Cô âm bất sanh, độc dương bất trưởng.” Đó là đạo lý tự nhiên.

Chúng ta tu đạo thì cần phản bổn hoàn nguyên, trở về nguồn gốc. Người nam tu đạo nên như chữ Ly () trong bát quái, có một vạch giữa đứt ngang, phản hồi đến chữ Càn () thì có ba vạch liền. Người Nữ tu đạo nên như chữ Khảm () có một vạch nối liền ở giữa, trở về chữ Khôn () có ba vạch đều đứt đôi thành sáu đoạn. Càn đại biểu cho nam, Khôn đại biểu cho nữ. Người nam nên trở về đồng chân, người nữ nên phản hồi về đồng nữ. Người nam nên như Thiện Tài Đồng Tử trong kinh Hoa Nghiêm. Người nữ nên như Long Nữ trong kinh Pháp Hoa. Họ đều là đồng nam, đồng nữ và đã phản bổn hoàn nguyên, trở về nguồn cội. Chúng ta tu đạo cũng nên như thế, bảo trì sự đồng thể trinh bạch, như vậy mới dễ dàng chứng đắc được Pháp thân thanh tịnh. Nhân vì chúng sanh có tâm phân biệt và thường hay phân biệt về biết bao vấn đề như: có thiện ác, có đẹp xấu, có phải trái, có trắng đen, cho nên Phật vì tùy thuận tâm chúng sanh mà thị hiện ra biết bao hóa thân khác nhau, để chúng sanh thấy được thân Phật, gọi là:

“Thiên giang hữu thủy thiên giang nguyệt, Vạn lý vô vân vạn lý thiên.”

Nghĩa là:

Ngàn sông có nước, ngàn sông có trăng, Muôn dặm không mây là muôn dặm trời.

Phật tùy các loài mà hóa thân. Nếu tâm chúng sanh như nước trong, Phật sẽ hiện ngay trong họ. Vì sao chúng ta không thấy được thân Phật? Bởi chúng ta có tư dục và vô minh quá nặng nề, cho nên trí huệ không thể hiện tiền. Vì tâm chúng ta như ao nước bùn, nên dù có Phật, Phật cũng chẳng hiện được.

Vô minh tức là hắc ám đen tối, trí huệ là ánh sáng quang minh. Có vô minh là có phiền não, có phiền não là ngu si, có ngu si tức là đen tối, có đen tối là không có ánh sáng, không có ánh sáng là không có trí huệ, không có trí huệ tức không thấy được Phật. Đây đều có sự quan hệ liên đới với nhau. Nếu muốn thấy thân Phật, chúng ta tất phải siêng tu giới định huệ và tiêu diệt tham sân si. Như thế thì tự nhiên Phật sẽ hiện thân và thuyết pháp cho chúng ta nghe.

Giảng ngày 8 tháng 11 năm 1980

Không có nhận xét nào: