Tối chủ nhật, ngày 26 tháng 5 năm 1974
196. Về Nước Tam Muội
Hỏi: Nước tam muội là gì?
Tối thứ Hai, ngày 30 tháng 10 năm 1972
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Quả Thông (Thông suốt) và Quả Đồng (Hợp tác) là hai người đệ tử đã kết hôn tại tu viện Kim Sơn. Hôm qua họ đến đây với mong muốn được cúng đường Tam Bảo trong ngày Lễ tạ ơn. Thông thường chúng ta từ chối những lời mời cúng dường bên ngoài tu viện, nhưng thấy họ thành tâm nên tôi đã quyết định chúng ta có thể thưởng thức một ít món ngon. Do vậy tôi đã nhận lời. Tôi không biết liệu những người khác có muốn đi cùng hay không? Mỗi người đều có thể có quyết định của riêng mình. Các vị có thể nói “Có thể sư phụ tôi thích ăn ngon còn tôi thì không”. Vậy cũng được. Từ giờ trở đi mọi người tự do ra ngoài như vầy hay không nếu muốn. Các vị không cần phải viện lý do nếu không đi.
Tối thứ sáu, ngày 5 tháng 1, 1973
38. Về Việc Tôn Trọng Truyền Thống
Thời công phu khuya, chúng ta có Chú Lăng Nghiêm, Chú Đại Bi và Thập Chú. Thời công phu chiều, chúng ta luân phiên tụng kinh A Di Đà và lễ sám 88 vị Phật. Ngày lẻ chúng ta tụng kinh A Di Đà, ngày chẵn thì lễ sám 88 vị Phật. Hôm qua là mùng một âm lịch, lẽ ra chúng ta phải tụng kinh A Di Đà. Hôm kia là 29, tháng này không có 30. Hôm nay đáng lẽ chúng ta lễ sám hối 88 vị Phật nhưng thay vào đó, quý vị lại đi tụng kinh A Di Đà. Quý vị không hiểu rõ lắm về âm lịch. Ngày mai quý vị hãy tụng kinh A Di Đà dù hôm nay đã tụng rồi. Dường như quý vị cố ý làm khác đi, và những Phật tử Trung Hoa đến đây không biết chuyện gì đang xảy ra. Nếu quý vị muốn tiếp tục làm theo cách này thì đó là sự lựa chọn của quý vị. Xét cho cùng, trong Phật pháp, chúng ta không thể có chấp trước được.
Ngày hai tháng tám, năm 1974. Chiều thứ sáu. Trang 142.
Về tiêu chuẩn bước vào đời sống tu sĩ
Hòa Thượng Tuyên Hóa
Trong tương lai tôi sẽ không tùy tiện chấp nhận đệ tử xuất gia. Tôi nhất quyết là không chấp nhận những người không có kiên nhẫn và vô tích sự.
Những người muốn bước vào cuộc sống tu sĩ phải biết chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng, phải nhường nhịn những gì người khác không thể nhường nhịn. Họ không thể ích kỷ, chỉ biết tự lợi, chỉ lo nghĩ cho mình và không bao giờ lo cho kẻ khác. Một trong các đệ tử của tôi thường luôn đến tu viện và làm cho mọi người khó chịu, khiến họ không thể dụng công tu hành. Đây là một đặc tính rất xấu. Và làm sao ông ta có thể đòi hỏi tu viện cấp cho ông ta một căn phòng riêng trong khi ông ta mới vừa được xuất gia gần đây? Đây là phong cách tệ hại nhất. Dù vậy, tôi cũng vẫn để ông ấy làm gì thì làm, đó là vì tôi muốn xem ông ta có thể sửa đổi hay chăng. Người tu đạo không nên mong cầu tiện nghi, nếu có họ sẽ không thể nào tu hành trên đường đạo.
Những ai muốn tu đạo, trưóc hết phải học cách chịu đựng, và tiếp đó học định lực. Họ phải chịu đựng những gì người khác không thể chịu đựng, họ phải ở trong định ngay cả lúc họ không thể ở trong định được. Họ không thể cứng đầu, cho dù cứng đầu cách mấy cũng phải học cách tùng phục và hoà nhã. Cũng không được nóng giận, nếu không cho dù họ có trở thành tăng sĩ nhưng cũng không thể chứng ngộ. Nếu như không thể chứng ngộ thì chẵng những đã không đem lại lợi ích gì từ việc xuất gia, mà còn có khả năng đọa vào địa ngục, là một chuyện rất dể xảy ra.
Trong tương lai tôi sẽ không tuỳ tiện cho phép xuất gia. Tôi sẽ cẩn thận xem xét, quan sát tất cả những ai muốn bước vào đời sống tu sĩ.
(Dịch từ sách "Timely Teachings" Trang 142.)
Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không nói dối.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét