Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2007

hỏi đáp Phật học

Câu hỏi: ".... cái hôm làm lễ Quy y Ngài Quan Âm đó. Ngoài tiếp tục lạy ra con đã Phát nguyện cầu xin Ngài Quan Âm cho con học hiểu được Pháp Từ Bi của Ngài ... nên con đã Phát nguyện sẽ trì một triệu lần chu' Ðai Bi va` mỗi ngày một ngàn lần danh hiệu Ngài. Như vậy có phải là nguyện nhiều "quá' " không? " Và con còn cảm thấy điều này nửa, đó là thật ra Từ Bi là gì con vẫn chưa phân rỏ được với tình cảm tuy là đã nghe nhiều mà vẫn ngu như thường. Co' phải Từ Bi hoàn toàn không phải là một cảm giác gì hết vì phát sinh từ Trí Huệ ? Nếu vậy thì mình không thể dựa vào một cảm giác nào phát sinh từ cảnh tượng nào của thế gian mà cho đó là Từ Bi rồi ! Phải hông Sư Phụ hay ... mình vẫn phải duyên vào đo' ... nhưng nếu duyên vào đo' thì mình làm sao có thể phân biệt ra nó với tình cảm ?" Trả lời: Phát nguyện như vậy cũng là do từ tình cảm "phiền não" mà ra. Tại sao vậy? Bởi vì con thấy rằng "Tôi quá thiếu từ bi, Tôi không biết gì về từ bi, Tôi muốn hiểu được từ bi, Tôi muốn có được từ bi. Tôi muốn Từ Bi là 'của Tôi', Tôi muốn Tôi phải là Từ Bi mới được, Tôi 'không bằng lòng' rằng Tôi không có từ bi..." cho nên con mới Phát nguyện mạnh và nhiều như vậy ! Tôi là gốc gác của phiền não. Tôi đòi hỏi, Tôi thấy thiếu, Tôi muốn làm cái này cái kia. Tôi "quậy" đủ thứ, Tôi "làm" tứ tung, làm cho Tâm xao động não phiền không an được. Thế nên Phát nguyện như thế vẫn chỉ là "tinh cảm" từ cái Tôi mà ra !!! Vậy là không Phát nguyện hay sao? Không tu tập gì hết hay sao? Khi con hỏi như thế, là một lần nửa phiền não từ cái Tôi lại khởi đầy đủ mọi thắc mắc, nghi ngờ phân vân không hiểu... làm phiền dòng tâm thức, não loạn tâm tình, khiến cho Trí Huệ và Thật Tướng không sao hiển hiện ra được. Vậy phải làm sao đây? Dĩ nhiên không làm không nguyện gì hết thì cũng có hay ho gì hơn, mà còn tệ hại hơn nhiều nửa. Thế nên trong khi phiền não tình cảm còn có đó, thì vẫn cứ phải Phát nguyện và tu tập như thường. Song cần thiết là phải "ý thức" cho rõ là mình đang Phát nguyện bằng phiền não và sẽ tu bằng phiền não đó. Vậy thì sự Phát nguyện và tu hành của mình sẽ không tránh khỏi phiền não !!! Vậy phải Phát nguyện như thế nào và tu như thế nào thi sẽ đối trị được phiền não tình cảm đây? Nếu con không trả lời được câu hỏi này, thì rõ ràng là con cần phải có "Thầy" rồi. Cần có Thiện trí thức để chỉ điểm cho mình. Vậy thì tại sao lại cứ tự đi Phát nguyện và tu hành mà không tìm hỏi Thiện trí thức trước? Tu "chơi" thì mới tự ý thích mà Phát nguyện tự tu lấy. Còn đã tu "thật" thì nhất thiết mọi điều đều nên nghe theo lời của Thiện trí thức... Chẳng qua cũng do "tình cảm phiền não" xui biểu mà mình mới Phát tâm tu hành tứ tung như vậy, rồi tưởng đâu là mình làm rất đúng với Pháp... Lầm to rồi cô nhỏ... Tu hành đúng như Pháp bắt buộc phải có Thiện trí thức chỉ bảo, nếu không có Thiện trí thức, thì đừng Phát nguyện tu gì hết, ngoại trừ lễ Phật, cúng dường ca ngợi Phật và niệm Phật cầu sinh cõi Phật gặp Phật rồi mới tu sau mà thôi... Còn Từ Bi thì đúng vậy, Từ Bi hoàn toàn phát sinh từ Trí Huệ, chứ không hề phát sinh từ tình cảm Tôi và của Tôi. Từ Bi là một đức tính "toàn thiện", bởi Từ Bi hoàn toàn "vị tha". Mà muốn toàn thiện, hoàn toàn "vị tha" như thế, thì phải không thiên vị và hoàn toàn bình đẳng đối với tất cả muôn loài. Mà còn thấy có Tôi và của Tôi thì làm sao mà không thiên vị và bình đẳng cho được? Mà muốn đừng thấy có Tôi và của Tôi nửa thì chỉ có Trí Huệ mới thấy được như vậy. Thế nên, Trí Huệ là nền tảng, là căn bản của Từ Bi vậy. Không có Trí Huệ sẽ không có Từ Bi. Vì vậy khi một người Phát nguyện chân thành và đúng như Pháp, muốn tu tập Từ Bi với Ngài Quan Âm, thì Ngài sẽ ứng thân thành Thiện trí thức đễ dạy người ấy về Trí Huệ trước đã, sau đó mới tu tập và thực hành Từ Bi sau. Nếu không vậy, đễ người đó tu và hành Từ Bi trên căn bản tình cảm phiền não, người ấy sẽ đọa lạc vào "ái kiến đại bi", và dính chặt trong vòng lưới của ái dục mà thôi... Tóm lại, cứ tiếp tục Phát nguyện và tu tập đi. Song Phát nguyện và tu tập vừa phải thôi, cần từ từ và làm sao đễ xây dựng được nền tảng tu Ðạo vững chắc. Không cần nhiều và gấp. Con nên Phát nguyện lại như sau: Một ngày trì 10 biến chú Ðại Bi và niệm từ 5 đến 10 chuổi danh hiệu của Ngài. Con quên là từ từ con sẽ đãnh lễ quán tưởng "chết bỏ" chứ không phải rảnh rang gì đâu Lễ Phật sám hối rất cần thiết. Nghiệp chướng rất nhiều mà không sám hối đúng cách thì tình cảm phiền não cứ ra ào ào mà lôi cuốn mình đi mất hút vào biển phiền não thôi... Những gì mà con phải học đễ đãnh lễ sám hối tới đây phức tạp và thâm sâu lắm, phải đễ dành thời gian đễ thực hành Pháp sám hối ấy mới được... Còn về ý nghĩa của Ðại Bi thì Sp sẽ nói tiếp sau... Từ Bi được định nghĩa là cứu khổ và ban vui. Khổ vốn là đối tượng của tâm xót thương, nên nếu ai thấy khổ mà không xót thương thì đó là kẻ lãnh đạm thờ ơ, kẻ không có "từ bi". Và một kẻ không có tâm xót thương cứu khổ, thì dễ trở thành ác độc, hung dữ, hoặc ích kỷ thủ phận... Song vấn đề của Ðạo chính yếu là "giải thoát" khỏi đau khổ. Nếu mình xót thương một kẻ khổ rồi ra tay cứu giúp mà kết quả cả hai đều xuống địa ngục chịu khổ vĩnh viễn, thì sự xót thương và cứu giúp của mình sẽ không có gì đáng ca ngợi và đáng phải làm theo nữa, trái lại còn phải tránh xa điều ấy. Thế nên không phải cứ xót thương cứu giúp người là Ðạo Phật coi đó là Từ Bi, mà phải xót thương cứu giúp làm sao để đưa cả hai người đều đạt đến cứu cánh giải thoát, thì Ðạo Phật mới chấp nhận đó là Từ Bi. Ðạo Phật thấy rằng một cái Từ Bi như thế đòi hỏi "người từ bi" phải thấy cho thật chính xác và rõ ràng thế nào là khổ và thế nào là sướng. Và khi đức Phật đi tìm con đường thoát khổ, thì Ngài thấy ra khổ sướng chỉ là tương đối với nhau, cả hai chỉ do nhân duyên nhất thời hiện ra, không hề thật có vĩnh viễn. Như vậy Ngài khám phá ra rằng cái Khổ thật sự chính là không thấy ra được chân lý tất cả khổ sướng chỉ là nhân duyên, vô thường không thật có. Vì do không thấy ra được chân lý ấy nên mới cứ chạy đông chạy tây tìm cầu khao khát cái sướng, khuấy động tạo đủ thứ nghiệp để được sướng, mà không hề hay rằng chính do vì vậy, vì tạo nghiệp tứ tung để tìm sướng ấy mà thành ra nhân khổ, chiêu cảm đủ các quả khổ không cùng !!! Từ đó đức Phật thấy ra tất cả chúng sinh đều là Khổ, vì không ai thấy ra, không ai "tỉnh ngộ" ra được cái chân lý "tất cả chỉ do nhân duyên, vô thường như huyễn hóa, không thật, không hề có thật!" Từ chỗ giác ngộ ra chân lý ấy, đức Phật thấy ra thật rõ ràng và dứt khoát Khổ là gì? Khổ là vô minh không thấy ra chân lý tất cả vô thường không thật mà cứ đi bám vào đó tạo nghiệp tìm cầu kết quả này kết quả nọ tứ tung. Và sướng là gì? Sướng là giác ngộ thấy ra chân lý kia và nhờ đó chấm dứt cái vô minh ấy, là chấm dứt toàn khối đau khổ. Khi thấy ra hoàn toàn ý nghĩa chân thật nhất của Khổ và Sướng rồi, thì đức Phật thấy xót thương tất cả chúng sinh, vì tất cả chúng sinh đều bị Khổ vô minh mù lòa nên cứ lầm lũi đi toàn vào chốn khổ đau mà không biết đâu là lối ra hết. Xót thương chúng sinh ở chỗ Khổ ấy mà đức Phật quyết định ra tay cứu thoát chúng sinh bằng cách thuyết pháp khai mở phá tan vô minh mù lòa cho chúng sinh vậy, đưa lại một sự thoát Khổ vĩnh viễn cho họ. Một sự xót thương và cứu độ như thế được Ðạo Phật gọi là Từ Bi. Như thế theo Ðạo Phật, ý nghĩa của Từ Bi đi cùng với ý nghĩa của Khổ và Sướng. Từ Bi là phải cứu khổ cho người và ban Sướng cho người thì mới là Từ Bi. Còn thương người cứu người mà rồi cả hai đều không thoát khổ, thì thương ấy không phải là Từ Bi. Mà một khi nếu mình chưa biết rõ thế nào là Khổ, thế nào là Sướng, thì làm sao mình cứu người ta thoát Khổ được đây? Làm sao cho người ta Sướng được đây? Thế nên ai muốn học và hành Từ Bi của Ðạo Phật, người ấy phải học về Sướng và Khổ trước cái đã. Học và hành sao cho thấy ra được chân lý Sướng Khổ ấy rồi hãy nói đến chuyện Từ Bi. Ðể cho dễ nhận xét về Từ Bi và tình cảm, trước tiên chúng ta cần nhận định về tình cảm và Thiện Pháp như sau: Người đời thường khi nói đến Tốt là nghĩ ngay đến tình cảm. Với người đời tình cảm là Tốt và Tốt là tình cảm. Theo họ "thương" người là Tốt, mà "thương" ấy chính là tình cảm vậy, thế nên tình cảm với Tốt là một. Nhưng để hiểu được Từ Bi, chúng ta cần nên phân Tốt và tình cảm ra làm hai lãnh vực khác hẳn nhau. Tốt được gọi là Thiện trong Ðạo Phật. Và theo Ðạo Phật, thời tình cảm thuộc về lãnh vực của phiền não, vô minh chấp ngã; trong khi Thiện thuộc về lãnh vực của chính Pháp. Hãy nhận xét 2 trường hợp như sau: (1) Một người thấy người ăn xin liền bố thí cho, trong khi bố thí người ấy chẳng có chút tình cảm hay tội nghiệp gì người ăn xin kia cả. Chẳng qua là xưa nay trong tâm người ấy vẫn "chấp nhận" điều Thiện là điều nên làm, thế nên dù kẻ ăn xin kia không gợi chút tình cảm nào trong tâm người ấy hết, song người ấy vẫn bố thí như thường. (2) Một người nữa xưa nay chẳng chủ trương gì chuyện bố thí hết, rất lơ là và không "ý kiến" gì hết với việc Thiện, song khi thấy kẻ ăn xin kia rách rưới nghèo khổ rất đáng tội, trong tâm chịu không nổi cảnh thương tâm ấy nên ra tay bố thí cho. Trong 2 trường hợp này, trường hợp (1) là bố thí do Thiện Pháp, trường hợp (2) là bố thí do tình cảm. Chúng ta thấy rõ rằng người bố thí do Thiện Pháp thì dù có hay không có yếu tố tình cảm, người ấy vẫn làm điều Thiện như thường. Trong khi người bố thí do tình cảm thời bắt buộc phải có yếu tố tình cảm này, thì họ mới làm việc bố thí được. Thiếu tình cảm họ sẽ không làm nữa. Thế nên người Phật tử không nên cho tình cảm với Thiện Pháp là một vậy. Nhận xét thêm nữa, chúng ta sẽ thấy: Người có Thiện Pháp thì đương nhiên cũng có luôn tình cảm. Song người có tình cảm thì chưa chắc chút nào là cũng có luôn Thiện Pháp. Xét kỹ hơn nữa chúng ta sẽ thấy tất cả mọi hành động ác trên thế gian này đều bắt buộc phải có yếu tố tình cảm là nguyên nhân thôi thúc. Khi chúng ta bị dằng co giữa hai bên Thiện và Ác, thì thông thường bên Ác hay mạnh hơn là tại sao vậy? Vì bên Ác luôn luôn có tình cảm hậu thuẫn. Một người vì tình cảm mà muốn giết kẻ tình địch của mình, một bà hoàng hậu vì thương con mà muốn giết các hoàng tử khác để đưa con mình lên làm vua v.v.. Tất cả các trường hợp ấy, tình cảm là năng lực kéo mình vào tội ác, trong khi Thiện Pháp sẽ phản đối lại các Ác pháp đầy tình cảm ấy. Thiện Pháp như thế chính là cái mà người đời thường gọi là "lương tâm" luôn luôn chống trả lại với năng lực của tình cảm cứ cuồn cuộn cuốn ào theo vào dòng Ác. Vậy thời rõ ràng Thiện Pháp với tình cảm không thể nào là một được. Do đó người Phật tử không nên bao giờ bị lầm lẫn rằng phải có tình cảm thì mới là Tốt, và không có tình cảm thì có nghĩa là Ác. Mà người Phật tử thấy rõ ra rằng tình cảm không hề phải là nền tảng của các việc làm tốt, mà chính tâm "chấp nhận" Thiện Pháp mới là nền móng của các việc làm tốt. Tiếp đến, chúng ta nhận xét tiếp 2 trường hợp nữa như sau: (1) Một người "chấp nhận" điều Thiện là hay, thế nên bố thí không cần phải có tình cảm thúc đẩy. Song khi bố thí thấy kẻ nghèo khổ hơn thì cho nhiều hơn, hoặc thấy kẻ không mấy nghèo nàn thì cũng không chịu cho, hoặc cho rồi thấy mình bị lừa thì không muốn làm thiện nữa... Và chỉ gặp ngưòi xin đến xin mình thì mới cho, chứ không việc gì phải đi tìm người xin để cho. (2) Còn một người "tôn trọng" điều Thiện, "quý kính" điều Thiện, nên tâm luôn luôn muốn làm thiện, thấy người nghèo khổ thời rất hoan hỉ vì mình đã gặp duyên để làm điều thiện. Trong khi bố thí dù người ấy vẫn cho người khổ hơn nhiều hơn là người khổ ít, song người ấy cho cả hai với tâm hân hoan bình đẳng. Cho rồi mà có thấy là bị lừa gạt, người ấy cũng không bao giờ thấy hối hận là mình đã cho và sẽ tiếp tục cho nữa, bởi vì người ấy rất tôn trọng và kính quý các việc làm Thiện. Trong 2 trường hợp này, cả hai đều có Thiện Pháp, song trường hợp (1) chỉ là bố thí bằng tâm "chấp nhận" Thiện Pháp là điều hay mà thôi, chứ chưa biết tôn kính quý trọng Thiện Pháp. Trường hợp (2) là trường hợp bố thí bằng tâm quý trọng và tôn kính Thiện Pháp. Thông thường người đời chỉ biết chấp nhận Thiện Pháp, chứ chưa biết tôn kính quý trọng Thiện Pháp. Vậy ai là người biết trân quý Thiện Pháp đây? Chỉ có các người "ở trong" Phật Pháp, những người biết tuân thủ theo Pháp của chư Phật dạy mới có thể làm thiện bằng tâm tôn trọng và kính quý Pháp Thiện mà thôi. Nói đúng ra, đã là người Phật tử là phải làm việc Thiện với tâm tôn trọng Thiện Pháp. Song vì đại đa số người Phật tử ít có duyên nghe Pháp của Phật, thế nên tuy mang danh nghĩa Phật tử, song khi làm việc thiện thì cũng chỉ biết làm bằng tình cảm hay bằng tâm "chấp nhận" Thiện Pháp. Ðại đa số người Phật tử và tất cả người thế gian có giỏi lắm thì chỉ đến mức có "lương tâm", có Thiện Pháp bằng tâm "chấp nhận" Thiện Pháp mà thôi. Theo nhận xét, chúng ta sẽ thấy rằng người làm thiện mà chỉ mới bằng tâm "chấp nhận", thời sẽ không đi sâu vào và không tăng trưởng mạnh mẽ Thiện Pháp được. Vì chưa tuyệt đối tôn trọng Thiện Pháp, nên người ấy sẽ không lấy Thiện Pháp là hướng đi của mình, thế nên tuy có Thiện Pháp, song dễ bị tình cảm tấn công, lôi cuốn vào con đường Ác, dễ bị phiền não áp bức mà phát sinh nhiều hành động bất thiện hủy báng một cách đầy tự hào mù quáng. Như một người làm từ thiện song không có tâm tôn kính Thiện Pháp, mà chỉ có tình cảm thôi thúc muốn việc làm từ thiện của mình là có ý nghĩa nhất và duy nhất là thiện, muốn cái gì mình làm là cái đó đúng hơn hết, thế nên mình đi bố thí mà thấy người khác đi hành hương, thì cho rằng chỉ có bố thí mà mình làm mới là thiện, còn đi hành hương thời không phải là thiện, rồi từ tâm kiêu ngạo và tình cảm xung động mà bực tức đi hủy báng chuyện đi hành hương là "du lịch" uổng phí tốn tiền vô ích !!! Như thế người ấy do vì không biết rõ thế nào là Thiện Pháp, do không biết rõ nên không biết tôn trọng Thiện Pháp, do không biết tôn trọng Thiện Pháp nên chỉ làm thiện bằng tâm "chấp nhận", vì chỉ biết "chấp nhận" Thiện Pháp thôi nên dễ bị tình cảm và bản ngã xui khiến mà đâm thành hủy báng các Thiện Pháp khác còn căn bản và nền tảng hơn là việc từ thiện của họ nhiều lắm. Do đó làm thiện mà rồi vẫn đọa địa ngục là vậy !!! Tóm lại đã là người Phật tử thì phải theo học Phật Pháp cho đến nơi đến chốn để có được một tâm tôn trọng Thiện Pháp, thì lúc đó làm thiện mới đúng nghĩa là làm Thiện. Chúng ta đã nhận xét thấy tình cảm khác với Thiện Pháp. Song trong Thiện Pháp vẫn còn đầy dẫy các "cạm bẫy" của tình cảm. Lý do là vì: Con người vẫn cảm thấy rằng tình cảm là một năng lực rất mạnh. Nếu thiếu nó thì hình như mình không có sức làm gì nữa. Thế nên người ta muốn có "sức" làm thiện là người ta phải tìm cách khơi năng lực tình cảm dậy. Khơi dậy bằng cách "tội nghiệp" v.v... Còn nói đến việc thiện khơi khơi thôi, không có chút chất tình cảm gì trong đó thời sẽ không ai thấy hứng thú gì mà làm thiện hết ! Song sở dĩ mà chúng ta thấy Thiện Pháp khô khan không có năng lực gì hết, là bởi chúng ta chỉ "chấp nhận" với nhau Thiện Pháp là hay, là điều nên làm, ngoài ra chúng ta không "cảm thấy" chút tôn quý gì đối với Thiện Pháp hết. Mà tại sao Thiện Pháp của chúng ta lại "bất lực" như vậy? Bởi chúng ta không biết tôn quý Thiện Pháp cho đúng mức. Nhưng tại sao chúng ta lại không khởi lên được lòng tôn quý đối với Thiện Pháp cho đúng mức? Bởi chúng ta không biết gì hết đến "lợi ích" và sự tốt đẹp vô cùng của Thiện Pháp. Mà tại sao chúng ta lại không biết đến lợi ích và tốt đẹp siêu việt của Thiện Pháp như thế? Bởi chúng ta vốn vô minh mà lại không chịu lắng nghe Phật Pháp. Khi nghe cho kỹ Phật Pháp rồi, chúng ta mới thấy rõ ra Thiện Pháp là nền tảng của tất cả mọi lợi ích, an lạc, sung sướng và hạnh phúc của thế gian này, của chính bản thân mình và của tất cả mọi người. Thiếu Thiện Pháp thì chỉ là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh mà thôi! Khi thấy rõ chắc chắn như thế rồi, chúng ta mới thấy là mình phải bám chắc vào Thiện Pháp, phải "tôn thờ" Thiện Pháp, phải "theo sát" Thiện Pháp, không bao giờ dám bỏ hay làm trái lại, dù năng lực lôi cuốn của tình cảm có mạnh đến đâu đi nữa. Khi thấy rõ được ý nghĩa nền tảng, cao quý và lợi ích không cùng của Thiện Pháp, tự động Thiện Pháp sẽ trở thành nền tảng cho sự sống và hoạt động của mình, và tự động nơi Thiện Pháp phát sinh ra vô lượng năng lực phi thường của các đại Bồ Tát. Lúc đó tình cảm sẽ hoàn toàn thua trận, hoàn toàn thảm bại, không còn thao túng làm oai làm phách, khuấy động tứ tung, xúi biểu chúng ta hung hăng làm ác và tự hào tự thị như xưa nay nữa, mà bị Thiện Pháp nhiếp phục dứt khoát, hoàn toàn khuất phục mà uyển chuyển uốn mình theo hướng của Thiện Pháp. Ðến lúc này rồi, thì chúng ta mới có thể nói đến Từ Bi được... Do đó điều quan trọng là phải lắng nghe Phật Pháp. tại sao Phật Pháp có năng lực phi thường như vậy, có thể đánh bại hoàn toàn được năng lực tình cảm chi phối mọi hoạt động của thế gian này mà không ai thắng nổi? Bởi vì Phật Pháp phát sinh từ Trí Huệ thấy ra Chân Lý của tất cả vạn hữu. Phật Pháp do đó là "hiện thân" của Chân Lý. Mà Thiện Pháp là một phương diện của Phật Pháp, thế nên Thiện Pháp hoàn toàn tương ứng với Chân Lý, khế hợp và "ăn khớp" với Chân Lý, hoàn toàn thuộc về Chân Lý. Do đó mà Thiện Pháp có năng lực siêu việt phi thường và đáng được tôn quý đệ nhất. Song chỉ vì chúng ta không chịu nghe Phật Pháp, nên không sao thấy ra được ý nghĩa chân chính vô thượng và ích lợi không cùng của Thiện Pháp, không thấy ra như thế thì làm sao khơi dậy được tâm tôn quý vô cùng đối với Thiện Pháp. Mà đã thiếu tôn quý hết sức như thế thì chỉ biết chấp nhận Thiện Pháp là hay mà thôi, và cứ để cho tình cảm làm chủ và sử dụng Thiện Pháp một cách rất là "nguy hiểm", nghĩa là càng làm thiện thì càng kiêu ngạo, càng mù lòa, và đắm chìm trong vô minh ác pháp mà không hay !! Khi có được Thiện Pháp làm nền tảng rồi và Thiện Pháp đã khuất phục được tình cảm rồi, thì lúc đó người Phật tử mới đem tình cảm ra mà thương xót những kẻ khổ đau bần cùng. Sau đó mới phối hợp năng lực của tình cảm và năng lực của Thiện Pháp lại dưới ánh sáng "chỉ đạo" của Chân Lý qua Trí Huệ để mà ra tay bố thí cứu độ... Lúc đó hành động bố thí của người Phật tử mới được gọi là bố thí "đúng như Pháp", tức đúng với Chân Lý. Bố thí như thế mới là toàn thiện, bố thí như thế mới hoàn toàn có lợi ích và đạt đến cứu cánh thoát khổ. Khi người Phật tử làm thiện như thế, sẽ không bao giờ bị tình cảm dẫn đi sai đường, sẽ không bao giờ bị phiền não làm nản chí, sẽ luôn luôn vươn lên, vươn lên không cùng... Nhờ đâu được vậy? Nhờ Trí Huệ thấy ra Khổ và Sướng thật sự là gì? Nên bao giờ chúng sinh hết cái Khổ vô minh, được cái Sướng Niết bàn, thì người con Phật mới thấy hoàn tất công việc làm Thiện của mình. Thiện như thế mới đúng là Thiện trong Ðạo Phật. Thương xót chúng sinh ra tay cứu khổ trên nền tảng Thiện Pháp tràn ngập Trí Huệ và Chân Lý như thế, mới đúng là thương xót của Ðại Từ Ðại Bi trong Ðạo Phật Tóm lại muốn nói đến Từ Bi, chúng ta phải biết đến 3 pháp là: Chân Lý, Thiện Pháp và Tình cảm. Người đời chỉ biết dùng tình cảm để làm thiện, và coi tình cảm là từ bi. Nhưng với Ðạo Phật, thì tình cảm còn chưa được coi là Thiện Pháp nữa, chứ đừng nói đến Từ Bi. Muốn Từ Bi phải có Trí Huệ thấy ra Chân Lý Nhân Quả Nhân Duyên và Khổ Sướng của vạn hữu muôn loài. Rồi từ Trí Huệ ấy mới hiểu rõ được giá trị cao quý đệ nhất của Thiện Pháp, nhờ vậy khởi lên tâm tôn trọng Thiện Pháp tối thượng. Rồi từ Trí Huệ và tâm tôn trọng Thiện Pháp ấy mới khuất phục và "giáo hóa" tình cảm cho trở về với đường ngay nẻo chánh. Rồi cuối cùng hết, khi tình cảm đã thuần thục theo Chân Lý và Thiện Pháp rồi, lúc ấy mới dùng tình cảm mà thương xót khổ đau của muôn loài, do vô minh mà chịu tất cả mọi Khổ đau. Từ thương xót ấy mới phát Nguyện cứu độ muôn loài bằng cách phá tan vô minh cho họ qua sự khai mở giáo hóa về Chân Lý, và từ phát Nguyện ấy mới bắt đầu hành động... Lúc đó tâm thương xót, Nguyện được phát ra và hành động sau đó dựa trên Nguyện, mới được gọi chung là Từ Bi vậy... ----- Hết ------

Không có nhận xét nào: